Người giúp nông dân vượt khó

Thứ tư, ngày 12/10/2011 20:23 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Trung bình mỗi năm nhà máy chuyên chế biến tinh bột sắn tại xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiêu thụ hết 50.000 tấn sắn củ của nông dân các vùng Phúc Thọ, Hoài Đức, Ba Vì .
Bình luận 0

Xuất thân từ nghề nông ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, chẳng bao lâu ông Nguyễn Duy Hồng - chủ một trang trại lớn, hiện là đại biểu HĐND TP. Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Minh Dương - đã quyết định chuyển hẳn sang nghề chế biến nông sản và chuyên phát triển trang trại.

Nghề chế biến đầu tiên được ông chọn là chế biến tinh bột sắn. Ông Hồng cho biết: "Xuất phát từ việc giá trị nông sản của chúng ta thấp, sản phẩm của nông dân làm ra chất lượng còn thấp, dẫn đến phải nhập khẩu rất nhiều nông sản, đây chính là nghịch lý của một nước có nền nông nghiệp lớn như nước ta. Từ đó, tôi đã suy nghĩ cần phải làm tăng giá trị của các mặt hàng nông sản lên thông qua công nghệ chế biến tiên tiến".

img
Hươu sao nuôi lấy nhung trong trang trại của ông Hồng.

Năm 2003, ông Hồng đã đầu tư một nhà máy chuyên chế biến tinh bột sắn cho các làng nghề tại xã Di Trạch, huyện Hoài Đức với tổng vốn đầu tư 2,3 triệu USD. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm nhà máy này tiêu thụ hết 50.000 tấn sắn củ của nông dân các vùng Phúc Thọ, Hoài Đức, Ba Vì (tương đương với sản lượng tinh bột sắn khoảng 20.000 tấn).

Hiện ở Hoài Đức đang có hàng vạn lao động không còn đất nông nghiệp để canh tác, cần chuyển đổi sang các nghề khác. Do đó, nếu không có định hướng lâu dài, những lao động này sẽ rơi vào hai tình huống: Một là, không có công ăn, việc làm ổn định, buộc phải đi làm những nghề lao động phổ thông, tự do. Hai là buộc phải chuyển đến các khu vực đô thị để tìm kiếm những việc làm mới.

Do đó, theo ông Hồng: "Điều quan trọng bây giờ là, khi xây dựng NTM ở địa bàn như huyện Hoài Đức phải quy hoạch và xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề, lựa chọn những mô hình sản xuất phù hợp, từ đó giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, giảm tải lao động đổ về các khu vực đô thị. Đơn cử như nhà máy chế biến tinh bột sắn của tôi đã giải quyết được cho tới 120 lao động địa phương".

Ông Hồng rất ham mê làm nông nghiệp, nhất là kinh tế trang trại. Hiện ông có 2 trang trại, một rộng 3,1ha ở xã Yên Sở- xã thí điểm làm NTM ở Hoài Đức, chuyên trồng bưởi Diễn, nhãn chín muộn và nuôi đà điểu, hươu sao, thả cá... Trang trại còn lại rộng 1,6ha ở xã Dương Liễu có nhiệm vụ phát triển kinh tế trang trại tổng hợp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem