Muốn có việc: Đóng tiền!
|
Nguyễn Thị Mây (phải) đang kể về nỗi khổ của mình. |
Đại diện cho những người nông dân đang tạm thời gọi là nạn nhân hay “những mảnh đời thế chấp” này, ông Nguyễn Kim Cường bức xúc: Không chỉ có tôi mà rất nhiều người ở đây đã gặp họa do Công ty Hà Anh gây nên.
Theo ông Cường, cuối năm 2007, Công ty cổ phần Công ty Hà Anh bắt đầu về đây to nhỏ hứa hẹn với dân, nhất là những gia đình có diện tích ruộng sẽ bị Công ty “sung” vào để làm nhà máy. Những gia đình này, sau khi đồng ý “hiến” ruộng cho Công ty sẽ nhận được ưu đãi, trong đó lớn nhất là được nhà máy phát cho 1 tấm tích kê, với “cam kết” sẽ ưu tiên những người trong gia đình họ vào nhà máy, cùng những khoản thu nhập khá hấp dẫn.
Tin lãnh đạo nhà máy, lại thấy lãnh đạo một số ban ngành có mặt nên nhiều gia đình ở đây đã hiến ruộng cho Công ty. Chẳng bao lâu, đã có tới vài nghìn mét vuông ruộng được Công ty “kê biên”, cho máy đến san ủi mặt bằng. Rồi 1 nhà máy với các chức năng như: Sản xuất vỏ bao xi măng, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, gara ô tô cũng đã được dựng lên như mong đợi.
Công ty đi vào hoạt động, cần tuyển lao động, người dân Nam Tiến làm hồ sơ mang đến nộp. Nhưng lúc này, Công ty lại quay ngoắt với điều khoản “ràng buộc” là muốn có việc phải nộp cho Công ty từ 10-12 triệu đồng/lao động. Cực chẳng đã, nhiều nông dân ở đây đều chấp nhận nộp tiền, coi như vốn đầu tư để có công ăn việc làm và có thu nhập, hy vọng sau này về già còn có cái sổ hưu.
Nguyễn Thị Mây - cô gái sinh năm 1983 sụt sùi: Theo “thỏa thuận”, sau khi đóng 10 triệu, vào làm, tôi được Công ty trả lương 600.000 đồng/tháng. Sau 2 tháng, nếu làm tốt, lương sẽ được tăng lên ở mức 800.000 đồng, và sau đó Công ty sẽ trả lên đến 1,2 triệu đồng/tháng nếu làm tốt nhiệm vụ.
Sau khi đặt tiền thế chấp, Mây được Công ty Hà Anh nhận vào làm việc, nhưng cô luôn phải làm việc 12 tiếng/ngày và 1 tháng phải đủ 26 công mới được lĩnh khoản tiền 600.000 đồng. Mây cho biết thêm, thậm chí những hôm không có hàng, máy móc hỏng nhưng Mây vẫn phải đến Công ty làm vệ sinh. Các điều kiện tối thiểu cho vệ sinh - an toàn lao động cũng không được Công ty thực hiện. Cực hơn, hứa hẹn là vậy nhưng nhà máy không có việc, máy móc hỏng thường xuyên nên có tháng Mây chỉ lĩnh lương được… 200.000 đồng.
Vì thu nhập quá thấp, Mây Làm đơn xin nghỉ việc và “xin” lại số tiền đã thế chấp, thì được cho biết: Theo cam kết, cô phải “theo” Công ty liên tục trong vòng 3 năm, không vi phạm kỷ luật thì số tiền này mới được… hoàn trả. “Công ty trả lương như vậy, bắt bọn em phải theo 3 năm thì có mà uống nước lã mới theo được à?” - Mây buồn bã.
Ông Nguyễn Quốc Cường bức xúc: Không chỉ tôi mà ngay cả Nguyễn Thị Vân Anh là con gái tôi cũng trở thành “người thế chấp”. Tôi và con gái tôi muốn vào Công ty làm đã “phải nộp” tới 17 triệu đồng. Toàn tiền đi vay cả. Đến nay bố con tôi chưa có gì thu, không có cách gì trả nợ được.
Đánh đố người lao động
Phóng viên đã đến làm việc với Công ty, thay mặt Ban Giám đốc, ông Dương Văn Đảng – Phó Giám đốc và bà Nguyễn Thị Hà – Kế toán trưởng đều phủ nhận những nội dung tố cáo của người lao động. Bà Hà cho biết, dù Công ty rất khó khăn trong kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo đời sống việc làm cho công nhân. Khi được hỏi về số tiền bắt người lao động phải “thế chấp”, bà Hà thản nhiên: Đó là quy định của Công ty. Rồi như để thanh minh, bà Hà đã đem ra 5 bản Quy chế tuyển dụng lao động (không có số) cho chúng tôi xem. Trong quy chế này, ngoài nội dung độ tuổi, sức khỏe thì “nổi lên nhất” là các khoản đóng tiền của người lao động với quy định: Công ty sẽ hoàn trả lại cho người lao động sau 3 năm làm việc liên tục.
Chúng tôi đưa ra câu hỏi, từng ấy năm hoạt động, từng ấy người lao động được tuyển dụng đều phải đóng góp số tiền này và giá trị tổng hợp là rất lớn thì Công ty dùng vào việc gì? Bà Hà thản nhiên: Đấy là tiền đào tạo nghề cho người lao động.
Câu trả lời này của bà Hà ngược lại những gì người lao động đã cho chúng tôi biết. Đại diện người lao động là anh Nghiêm Huy Thiện cho hay: Công ty chỉ tổ chức duy nhất 1 đợt đi đào tạo tay nghề tại Thanh Hóa và Hải Phòng. Còn một đợt nữa, Công ty có tổ chức cho lao động sang học tại Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên. Lãnh đạo và quan chức được mời đến, sáng khai giảng, chiều bế giảng luôn, lao động lại phải về nhà máy sản xuất mà chẳng được học gì!
Hiện Công ty Hà Anh đang nợ tiền bảo hiểm rất nhiều. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty mới mở được 44 sổ bảo hiểm, số tiền nợ bảo hiểm đến nay đã trên 128 triệu đồng. Năm 2010 Công ty mới chỉ nộp tiền tháng 1.
Bà Nguyễn Thị Hương Liên –
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Phổ Yên
Đơn Phương
Vui lòng nhập nội dung bình luận.