Người lao động muốn nghỉ thêm ngày sau Tết nguyên đán, theo quy định nào?

Việt Sáng Thứ năm, ngày 26/01/2023 21:02 PM (GMT+7)
Theo luật sư, Bộ Luật lao động năm 2012 quy định rõ về việc người lao động thêm ngày sau Tết.
Bình luận 0

Bạn đọc hỏi: Tôi đi làm ở Hà Nội, nhưng quê ở Nghệ An. Năm nay ngày mùng 6 tháng giêng là thứ 6, vì vậy muốn xin nghỉ thêm để ở nhà quây quần với gia đình và đi làm vào ngày mùng 9 (thứ 2). Vậy việc xin nghỉ thêm ngày sau Tết có được không? Và dựa vào quy định nào?

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, Bộ Luật lao động năm 2012 quy định rõ về việc người lao động nghỉ thêm ngày sau Tết có hưởng lương và không hưởng lương.

Người lao động muốn nghỉ thêm ngày sau Tết dựa vào quy định nào? - Ảnh 1.

Theo luật sư, Bộ Luật lao động năm 2012 quy định rõ về việc người lao động thêm ngày sau Tết.

"Căn cứ điều 111 Bộ Luật lao động năm 2012, người lao động có 12 ngày nghỉ phép. Nguời lao động muốn nghỉ thêm sau Tết hưởng nguyên lương chỉ cần viết giấy nghỉ phép với lý do chính đáng gửi cơ quan, công ty đang làm việc để xin nghỉ thêm ngày.

Những trường hợp nhà xa, có lý do chính đáng, các công ty cũng nên xem xét để xét duyệt nguyện vọng của người dân", luật sư Nghĩa nói.

Điều 111 Bộ Luật lao động năm 2012 nêu rõ về viêc nghỉ hằng năm, cụ thể:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Theo vị luật sư, điều 116 Bộ Luật lao động năm 2012 cũng nêu rõ quy định về việc thỏa thuận để nghỉ không hưởng lương, người lao động có thể áp dụng.

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem