Nhà khoa học Nga giành giải Nobel Hóa học 2003

V.N (Theo CNN, RT) Thứ năm, ngày 05/10/2023 08:20 AM (GMT+7)
Nhà vật lý người Nga Aleksey Ekimov cùng hai nhà nghiên cứu Mỹ và Pháp đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 2023 nhờ khám phá ra các cụm nguyên tử cực nhỏ được gọi là chấm lượng tử. Nhiều thập kỷ sau bước đột phá, những 'chấm lượng tử' này hiện được tìm thấy trong màn hình tivi và thiết bị y tế tiên tiến nhất.
Bình luận 0
Nhà khoa học Nga giành giải Nobel Hóa học 2003 - Ảnh 1.

Nobel Hóa học 2003 thuộc về 3 nhà khoa học Moungi Bawendi, Louis Brus and Alexei Ekimov. Ảnh: CNN.

Chiều 4/10 (giờ Việt Nam), tại thủ đô Stockholm, Hội đồng Nobel của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao Giải Nobel Hóa học năm 2023 cho các nhà khoa học Moungi Bawendi từ Viện Công nghệ Massachusetts, Louis Brus từ Đại học Columbia và Alexei Ekimov, người làm việc tại công ty Nanocrystals Technology ở Mỹ, tôn vinh công trình khám phá và tổng hợp các chấm lượng tử.

Chấm lượng tử là những hạt rất nhỏ, có đường kính chỉ khoảng từ 2-10 nano mét, tương đương với 50 nguyên tử. Đây là công nghệ đã giúp cách mạng hóa các ngành công nghiệp từ điện tử tiêu dùng đến chăm sóc sức khỏe. Theo đó, các hạt này được sử dụng trong sản xuất đèn LED, màn hình TV và cũng có thể được sử dụng trong phẫu thuật loại bỏ mô ung thư.

"Các nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai họ có thể đóng góp vào các thiết bị điện tử linh hoạt, cảm biến nhỏ, pin mặt trời mỏng hơn và truyền thông lượng tử được mã hóa – vì vậy chúng ta mới bắt đầu khám phá tiềm năng của những hạt nhỏ bé này" - Viện Hàn lâm cho biết.

Ekimov sinh ra ở nước Nga Xô Viết, vào những năm 1980 khi đang làm việc tại Viện Quang học Bang Vavilov ở Leningrad (nay là St. Petersburg), ông phát hiện ra rằng các hạt nano clorua đồng trong thủy tinh màu thay đổi màu sắc tùy theo kích thước của chúng. Ekimov phát hiện ra rằng ông có thể thay đổi kích thước của các hạt nano này bằng cách nung nóng chúng, từ đó kiểm soát được màu sắc của chúng.

Công trình của Ekimov đã được hoàn thiện vào những năm 1990 bởi Louis Brus, một nhà khoa học người Mỹ đã đạt được kết quả tương tự với các hạt nano lơ lửng trong chất lỏng, và bởi Moungi Bawendi, một nhà hóa học người Pháp gốc Tunisia, người đã nghĩ ra một công thức hóa học mới để tổng hợp các chấm lượng tử, dẫn đến các hạt được hình thành hoàn hảo mỏng hơn tới 10.000 lần so với tóc người.

Brus và Bawendi hiện là giáo sư tại Đại học Columbia và Viện Công nghệ Massachusetts. Ekimov di cư sang Mỹ vào năm 1999 và làm nhà khoa học trưởng cho Nanocrystals Technology Inc. ở New York.

Bộ ba sẽ chia nhau giải thưởng trị giá 1 triệu USD, sẽ được Vua Thụy Điển Carl Gustaf XVI chính thức trao tặng tại một buổi lễ ở Stockholm vào tháng 12. Mặc dù vinh danh một nhà khoa học Nga, Quỹ Nobel đã gây tranh cãi khi không mời, rồi lại mời, rồi lại hủy mời các đại sứ Nga, Belarus và Iran tại Thụy Điển tham dự buổi lễ hồi tháng 12.

Từ năm 1901 đến năm 2022, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao 114 giải Nobel Hóa học. Năm 2022, giải Nobel Hóa học thuộc về ba nhà khoa học Carolyn R. Bertozzi (người Mỹ), Morten Meldal (người Đan Mạch) và K. Barry Sharpless (người Mỹ) về sự phát triển của nghiên cứu phản ứng hóa học click và phản ứng hóa học sinh trực giao, được sử dụng trong phát triển dược phẩm và lập bản đồ ADN.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem