Nhà nông phục vụ Tết: Làng bánh tráng bên sông Gianh hối hả vào vụ

Tập Anh Thứ ba, ngày 22/01/2019 06:06 AM (GMT+7)
Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi cận kề, người dân làng Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đang hối hả làm những mẻ bánh tráng để phục vụ nhu cầu khách hàng dịp Tết Kỷ Hợi sắp tới.
Bình luận 0

Làng Tân An xưa kia còn gọi là Ba Phường, có người gọi Lộc Điền hay là phường bún bánh, nay thuộc xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).

Không ai biết nghề làm bánh tráng ở làng Tân An có từ bao giờ, các cụ cao niên trong làng chỉ biết rằng nghề đã gắn chặt với tên làng từ hàng trăm năm nay.

img

Nhờ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ mà bột sẽ được dạt thành những chiếc bánh tráng mỏng tròn đều; thường thì bánh tráng không nêm gia vị. Ảnh: AT

img

Người dân làng Tân An tất bật làm bánh tráng để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đón Tết Nguyên Đán. Ảnh: AT

img

Bánh tráng được người dân phơi trên khắp các ngõ đường, thôn xóm. Ảnh: AT

img

Những ngày giáp Tết không khí sản xuất bánh tráng của bà con khá nhộn nhịp. Sản phẩm được các hộ dân đem phơi khắp vườn nhà, đi đâu cũng thấy bánh tráng. Ảnh: AT

img

Bà Phạm Thị Lan (SN 1979, trú tại thôn Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch) chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề bánh tráng rất nhiều đời rồi, thời gian cận Tết gia đình phải làm bánh cả ngày. Mỗi cái bánh tráng bán với giá 2.000 - 3.000 đồng, được mang đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh”. Ảnh: AT

img

Người dân làng nghề bánh tráng luôn theo dõi sát sao dự báo thời tiết để hoạch định công việc. Thường thì xen giữa những đợt gió mùa là những ngày nắng ấm, đặc biệt là những ngày nắng to, các hộ dân sẽ tăng cường độ làm việc để làm được nhiều bánh hơn. Họ thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng để làm cho kịp nắng. Ảnh: AT

img

Bánh tráng Tân An mang hương vị đậm đà, dân dã của gạo, của vừng, người thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên. Ảnh: AT 

img

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Đình Chân ( SN 1965, trú tại thôn Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch) bày tỏ: “Làm nghề này vất vả lắm, phải thức dậy lúc 2 giờ sáng để làm. Mấy hôm nay trời hay mưa bất chợt nên có gia đình không dọn kịp bánh tráng vào là bị ướt hết, đành ngậm ngùi bán rẻ cho họ về cho heo ăn”.

Dòng nước Sông Gianh đoạn chảy qua làng Tân An thường mặn về mùa hè, nước ngọt về mùa lũ đã mang lại hương vị khác biệt của bánh đa mè xát nơi đây. Cùng với cái nắng gió của vùng đất Quảng Bình khiến cho chiếc bánh tăng thêm vị dai và dậy mùi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem