Nhà ở xã hội cho thuê
-
Hiện nay, quy định xác định đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho những người thực sự muốn sở hữu nhà ở xã hội. Trong đó, những đối tượng, cá nhân đủ điều kiện mua lại không đủ kinh tế để mua.
-
Với 85,63% số đại biểu tán thành, sáng 27/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở, với 13 Chương, 198 Điều. Điểm đáng chú ý lần này là Quốc hội cho phép Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân người lao động thuê.
-
Phiên thảo luận Luật Nhà ở chiều 26/10 tại Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tranh luận về hai phương án cho phép hoặc không cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm cơ quan chủ quản các dự án đầu tư nhà ở xã hội cho thuê.
-
Báo cáo thẩm tra về Luật Nhà ở, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị chỉnh lại một số điều của Luật Nhà ở nhằm chặt chẽ hơn, trong đó yêu cầu áp dụng các quy chuẩn xây dựng đối với nhà ở mà người dân xây dựng để thuê, mua từ 2 tầng trở lên và 20 căn hộ.
-
Đầu năm 2023, dự án nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp được thành phố Hà Nội chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội cho thuê. Dự án có tổng vốn gần 1.900 tỷ đồng đã đi vào vận hành từ năm 2015, tuy nhiên, đến nay nhiều tòa nhà vẫn nằm "trơ khung", thậm chí còn chưa xây dựng.
-
Theo HoREA, các doanh nghiệp tư nhân không “mặn mà” làm nhà ở xã hội chỉ để cho thuê, do thời gian thu hồi vốn quá lâu, khoảng 20 năm và lợi nhuận thấp. Thêm vào đó, các chính sách để hỗ trợ cho DN đầu tư phân khúc này vẫn chưa được khơi thông.
-
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định 3 loại nhà ở xã hội gồm: Nhà ở xã hội cho thuê; nhà ở xã hội thuê mua; nhà ở xã hội để bán. Tuy nhiên, HoREA cho rằng chỉ nên quy định 2 loại là nhà ở xã hội cho thuê và nhà ở xã hội bán trả góp dài hạn.
-
Theo đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Luật Kinh doanh bất động sản cần lấy việc bảo vệ người dân, người yếu thế trong các giao dịch dân sự về nhà ở. Bởi nhiều người dân, cả đời, thậm chí 2 đến 3 đời mới mua được căn hộ nhưng vẫn không được sở hữu, không được cấp giấy tờ chứng nhận.
-
Sau ý kiến về sửa đổi lại khái niệm theo hướng nhà ở xã hội chỉ áp dụng hình thức cho thuê, không phải quy định là hình thức mua, cho thuê mua. Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐHQH) đã phát biểu tranh luận và đưa ra những ý kiến trái chiều.
-
Tại phiên thảo luận Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐHQH) cho ý kiến về các quy định, giải pháp phát triển nhà ở xã hội.