Nhân đọc bài “200 triệu đồng lấy được bằng tiến sĩ y khoa” trên ấn phẩm Dòng Đời (báo NTNN): Cần có hành lang pháp lý chặt chẽ

NTNN Thứ sáu, ngày 22/08/2014 08:43 AM (GMT+7)
Cán bộ, công chức đua nhau đi học thạc sĩ, tiến sĩ để được cất nhắc mà không quan tâm bằng đó có phục vụ cho chuyên môn của mình không, ấy là chưa nói bằng đó thật hay giả. Cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ để chặn đứng tình trạng chạy theo bằng cấp này.
Bình luận 0

Theo quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GDĐT thì mục tiêu đào tạo tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp... Nhưng rất tiếc cả nước có 24.300 tiến sĩ thì tới 2/3 làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp...

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Công ty Luật Đức An, Hà Nội)

img Ảnh chỉ mang tính minh hoạ (Nguồn: VNN)

Thông tin trên báo chí cho biết, thời gian qua sau khi khảo sát, thống kê các cơ sở đào tạo thạc sĩ, Bộ GDĐT đã quyết định dừng tuyển sinh gần 200 chuyên ngành từ năm 2013 do không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định: Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành đề nghị cho phép đào tạo... Thông tin này thực sự gây sốc trong dư luận. Những thạc sĩ, tiến sĩ đã được đào tạo từ những “lò” không đủ tiêu chuẩn ấy thì tấm bằng có thực chất hay không? Sẽ xử lý thế nào?

Nguyễn Công Thắng (Hàng Thao, TP.Nam Định)

 Tôi làm việc trong ngành dầu khí, công việc đòi hỏi phải hiểu sâu chuyên ngành dầu khí và kiến thức quản lý kinh tế. Bởi vậy tôi đã theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh và thạc sĩ ngành dầu khí. Những khóa đào tạo này giúp ích rất nhiều cho tôi trong công việc. Nhưng tôi thấy khóa học của tôi có người làm ở một Bộ chẳng dính dáng gì đến kinh doanh mà lại đi học thạc sĩ quản trị kinh doanh. Hỏi thì bạn ấy trả lời, có tấm bằng thạc sĩ của Mỹ dễ cất nhắc, có chuyến đi công tác nước ngoài thì mình cũng dễ “lọt”… Buồn thật.

Trần Đức Ninh (Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM)

 Những năm gần đây, việc đua nhau đi học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ chẳng khác gì “lá rụng” mùa thu! Nhiều người khi có tấm bằng trong tay chỉ để hưởng quyền lợi bằng cấp mà không phát huy được hiệu quả của chiếc bằng đó, thậm chí còn không sử dụng tới chuyên môn của bằng... Qua đây tôi thấy cần thắt chặt từ khâu cử người đi học, chất lượng đào tạo và quản lý bằng cấp phải được chú trọng hơn nữa. Người được đào tạo về mà không phát huy hiệu quả công việc của bằng cấp thì nên thu hồi lại bằng cấp đó!

Ngô Huệ (phố Nối, Mỹ Hào, Hưng Yên)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem