Nhân loại sẽ đối mặt với "thách thức lớn nhất từ trước đến nay" trong vòng 20 năm nữa?

Thứ bảy, ngày 24/04/2021 13:00 PM (GMT+7)
Các nhà khoa học dự đoán rằng những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại có thể không phải lúc nào cũng đến từ ngoài trái đất, và với tình hình đại dịch cùng thảm họa toàn cầu như hiện nay, cần đề phòng các cuộc tấn công công nghệ cao.
Bình luận 0
Nhân loại sẽ đối mặt với "thách thức lớn nhất từ trước đến nay" trong vòng 20 năm nữa? - Ảnh 1.

Các cuộc tấn công công nghệ cao có thể đặt ra "thách thức lớn nhất" đối với nhân loại trong 20 năm tới, một nhà khoa học đã gợi ý.

Trong khi phần lớn thế giới tập trung vào đại dịch Covid-19 và mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nó trong năm ngoái, những mối nguy hiểm khác đã diễn ra trên trái đất.

Lý thuyết hấp dẫn đã được Martin Rees, Nhà thiên văn học Hoàng gia của Vương quốc Anh, chia sẻ trong cuộc nói chuyện với nhà vật lý thiên văn người Mỹ Frederick Lamb, EarthSky báo cáo.

Hai nhà khoa học là những diễn giả nổi bật tại cuộc gặp gỡ ảo của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ, một tổ chức được thành lập vào năm 1899 để nâng cao kiến thức về vật lý.

Nhân loại sẽ đối mặt với "thách thức lớn nhất từ trước đến nay" trong vòng 20 năm nữa? - Ảnh 2.

Nhà vũ trụ học và vật lý thiên văn, đồng thời cũng là Nhà thiên văn học Hoàng gia của Vương quốc Anh, ông Martin Rees

Khi thảo luận về những trở ngại mà nhân loại phải đối mặt trong tương lai, Rees đưa ra ý tưởng rằng các cuộc tấn công mạng là một trong những thách thức lớn nhất do sự dễ dàng mà chúng có thể được thực hiện.

"Điều khiến tôi thực sự sợ hãi là ... con người có thể chế tạo vũ khí sinh học hoặc gây ra một cuộc tấn công mạng với số thiết bị tối thiểu. Tôi nghĩ rằng thách thức lớn nhất trong 20 năm tới là đảm bảo điều đó không xảy ra".

Lamb đồng ý rằng để con người tiếp tục tồn tại trên Trái đất, chúng ta cần xem xét nguy cơ những cuộc chiến tranh công nghệ trong tương lai, cùng với đó là "đại dịch" và "thảm họa toàn cầu khác".

Nhân loại sẽ đối mặt với "thách thức lớn nhất từ trước đến nay" trong vòng 20 năm nữa? - Ảnh 3.

Nhà vật lý thiên văn người Mỹ Frederick Lamb cho rằng các cuộc tấn công mạng cần được coi là mối đe dọa ngang với đại dịch

Ông nói thêm: "Nếu tất cả chúng ta là hành khách trên 'tàu vũ trụ' muốn đảm bảo rằng nó có thể hoạt động tốt hơn cho các thế hệ tương lai, chúng ta cần thúc đẩy việc triển khai khôn ngoan các công nghệ mới đồng thời giảm thiểu nguy cơ đại dịch, các mối đe dọa mạng và những thảm họa toàn cầu khác".

Những người khổng lồ của thế giới khoa học cũng thảo luận về mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân và cách các quốc gia vũ trang để tự bảo vệ mình thực sự khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.

"Phòng thủ tên lửa chưa bao giờ có thể bảo vệ chúng ta trước một cuộc tấn công hạt nhân và không có triển vọng nào điều đó có thể xảy ra trong tương lai gần. Chi tiêu cho phòng thủ tên lửa chỉ khiến chúng ta kém an toàn hơn, bằng cách khiến các đối thủ tiềm năng của chúng ta tăng cường kho vũ khí hạt nhân của họ". Lamb giải thích.

Cả hai nhà khoa học đều đồng ý rằng rủi ro là rất cao và nếu muốn hậu nhân loại có thể tồn tại thì con người hiện nay phải đảm bảo rằng "chúng ta không phá hỏng mọi thứ trong thế kỷ này".

Lê Phương (Daily Star)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem