Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tôn trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 14 (ADMM-14) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7 diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/12 tại Hà Nội, trên cơ sở đề nghị của các nước đối tác và kết quả tham vấn các nước ASEAN, với cương vị nước Chủ tịch, Việt Nam đã tổ chức các cuộc gặp không chính thức song phương giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.
Tại các cuộc gặp, các nước đối tác đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, coi trọng hợp tác với các nước ASEAN, tôn trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. ASEAN cũng nhấn mạnh vai trò các nước đối tác. Hai bên thảo luận một số biện pháp thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.
Từ năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí thiết lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) giữa các nước ASEAN và 8 nước đối tác, đối thoại là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ. Đây là mốc lịch sử của ASEAN với việc hình thành một cơ chế hợp tác an ninh, quốc phòng, nhằm tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực thông qua đối thoại, cũng như các hoạt động hợp tác thực chất về quốc phòng và an ninh, xây dựng năng lực ứng phó với các thách thức chung trong khu vực.
Hiện nay, hoạt động hợp tác thực chất trong ADMM+ được triển khai thông qua 7 nhóm chuyên gia bao gồm hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ; an ninh biển; quân y; chống khủng bố; gìn giữ hòa bình; hành động vì nhân đạo và an ninh mạng.
Xây dựng lòng tin chiến lược
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị ADMM+ với sự tham gia của các nước thành viên ASEAN và các đối tác, bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho rằng trong bối cảnh môi trường khu vực hiện tại với những căng thẳng hiện hữu, Ấn Độ đánh giá cao vai trò trung tâm của các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt, bao gồm ADMM+ trong việc thúc đẩy đối thoại và tham gia vào việc hướng tới một trật tự an ninh đa phương, hợp tác ở châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho rằng ADMM+ đã phát triển trong thập kỷ qua để trở thành điểm tựa của hòa bình, ổn định và trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực này. Đồng thời, các nước trong khu vực này cần phải tự kiềm chế trong thực thi các hoạt động quốc phòng và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình. Điều này sẽ giúp mang lại hòa bình bền vững cho khu vực.
Bộ trưởng Rajnath Singh nói: "Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhấn mạnh động lực này để xây dựng lòng tin chiến lược và không ngừng thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Cơ chế tập thể trong thập kỷ qua đã đã đóng góp đáng kể vào việc đề cao hợp tác đa phương thông qua đối thoại chiến lược và hợp tác an ninh trong thực tế".
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cũng cho rằng việc thông qua tài liệu khái niệm về việc mở rộng Cơ sở hạ tầng thông tin trực tiếp của ASEAN cho các nước đối tác là một bước đi đáng chú ý, đồng thời nhấn mạnh an ninh mạng và quân y đang đứng đầu trong những thách thức của khu vực hiện nay.
ADMM+ là cơ chế hợp tác xây dựng lòng tin dựa trên sự tôn trọng và luật pháp quốc tế
Các Bộ trưởng đã khẳng định cơ chế ADMM+ là một phần không thể tách rời của cơ chế ADMM, đây là một mốc rất quan trọng trong lịch sử của ASEAN và là một cơ chế để xây dựng lòng tin, để cho các nước ASEAN + 3 có đóng góp vào vai trò trung tâm của ASEAN cũng như cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực; khẳng định được rằng cơ chế ADMM+ là cơ chế mở, dung nạp, đây là một cơ chế hợp tác xây dựng lòng tin dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và dựa trên luật pháp quốc tế.
Các Bộ trưởng cũng thống nhất trong thời gian tới, để tiếp tục cho phát triển của ASEAN và giữ vững hòa bình, ổn định trong khu vực thì cần phải có một biện pháp xây dựng lòng tin thiết thực bằng cách tăng cường đối thoại chiến lược và đặc biệt là hợp tác thực chất, thông qua nội dung hợp tác của các Nhóm chuyên gia trong cơ chế ADMM+.
Hội nghị ADMM+ là một thành công của Việt Nam vàmang ý nghĩa rất lớn. ADMM+ ra đời đến nay được 10 năm nhưng thực tế mới có 7 lần tổ chức ADMM+, tronng đó 3 lần ra được Tuyên bố chung thì 2 làn Việt Nam là nước chủ nhà, vào năm 2010 và năm 2020; và một lần nữa là năm 2013 ở Brunei.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh thế giới và khu vực có biến chuyển và những quan điểm khác nhau về tình hình của các nước mà chúng ta ra được Tuyên bố chung, một lần nữa thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN; thứ hai là thể hiện vai trò, uy tín của Việt Nam đối với các nước ASEAN cũng như các nước ASEAN + 3.
Việt Nam cũng chủ động thích ứng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng rất tốt để thích ứng với điều kiện không thể tổ chức được trực tiếp, thì tổ chức bằng hình thức trực tuyến; và tất cả các điều kiện kỹ thuật của Việt Nam đã đạt được và được các bạn đánh giá rất cao.
Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.