Ngay sau khi cho đăng tải trên Instagram bức ảnh này và thách đó người xem “Có bao nhiêu cô gái trong ảnh”, chủ nhân của nó, nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Tiziana Vergari đã nổi tiếng và bản thân bức ảnh thu hút hàng chục nghìn lượt like và bình luận.
Số đông cho là 2, nhiều người thì quả quyết trong hình là các cặp sinh đôi, sinh ba khiến bất kì ai cũng bối rối.
Chỉ vài giờ sau khi cho đăng tải bức hình chụp đôi chân này, chủ tài khoản leonardhoespams đã khiến cư dân mạng tranh cãi vì cho rằng, đây rõ ràng là một đôi chân được đánh dầu bóng. Số còn lại nghi ngờ là bị vẽ lên vì có những hộp bút bày la liệt xung quanh.
Mặc dù sau này bản thân cô gái thừa nhân chân cô bị dính sơn, song bức hình vẫn khơi ra một “cuộc chiến” hài hước trên mạng internet.
Vậy rốt cục con mèo đang đi lên hay đi xuống cầu thang? Năm 2016 quả thực là một năm xuất hiện nhiều bức ảnh “hack não” người xem.
Không chỉ có người dùng cá nhân tranh cãi, nhiều website trên thế giới thậm chí nêu rõ quan điểm và có những bài viết đánh giá, chứng minh luận điểm của mình.
Bức ảnh về tình huống trớ trêu một người dân gặp phải với chiếc tủ đựng bát đĩa sứ của mình khiến cư dân mạng đau đầu tìm cách xử lý và thu hút hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ.
Một số người hài hước cho rằng nên…để nguyên và không bao giờ mở tủ ra nữa. Số khác lại tranh cãi rằng, đặt một tấm chăn dày bên dưới để khi đĩa có rơi cũng không bị vỡ.
Cuối cùng chủ nhân bức ảnh báo lại, cô đã khẽ mở cửa tủ từng chút một, luồn tay vào đỡ và đống đĩa đều an toàn.
Đoán màu quần áo chưa bao giờ là việc khó đến như thế ở thời buổi công nghệ chụp ảnh lên ngôi. Song chủ nhân bức ảnh này khẳng định, mình không hề can thiệp hay chỉnh sửa gì mà chỉ chụp bằng camera thường chiếc áo mới mua. Song thật khó để biết được chiếc áo màu xanh hay màu đen.
Theo bạn, bé gái trong hình đang ở dưới hay ở trên làn nước. Số đông nghiêng về ý kiến em đang nghịch nước, số ít thì một mực khẳng định đây là một bức hình được thực hiện khi toàn bộ cơ thể của bé gái chìm trong làn nước trong xanh.
Trên đây là hình ảnh một bức tượng trong bảo tảng J. Paul Getty tại Malibu, California. Ngay khi được chia sẻ, nó đã khiến dân mạng tranh cãi quyết liệt về một thiết bị bé gái đang dâng lên người phụ nữ ngồi trên ghế. Vật dụng đó y hệt một chiếc laptop với đầy đủ màn hình và 2 khe cắm USB và cổng sạc.
Một bằng chứng nữa cho rằng khoảng cách kì lạ giữa con người và các giai đoạn lịch sử.
Andrew D. Basiago, một thành viên dự án tuyệt mật “chuyển dịch lượng tử” của chính phủ Mỹ vào thập niên 1970 đã bị sốc khi thấy dường như chính là mình – 1 cậu bé đứng đầu nhìn sang bên phải tấm hình chụp cảnh Abraham Lincoln đọc bài diễn văn bắt đầu cuộc Nội chiến Mỹ vào năm 1863.
Khi tham gia thí nghiệm, ông mới chỉ là 1 đứa trẻ 10 tuổi và ăn mặc y như đứa trẻ trong tấm hình.
Không ít người đã giật mình với hình ảnh 1 chú voi tại Nam Phi dường như có…2 vòi. Song sau khi phân tích, người ta đã khẳng định đó chỉ là ảo giác và thực tế là có 2 chú voi cùng xuất hiện trong bức hình.
Bạn thử đoán xem, có bao nhiêu con vật có trong bức hình “hại não” này?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.