Những giáo viên tâm nhiều, tiền ít

Minh Nguyệt Thứ năm, ngày 19/11/2015 06:25 AM (GMT+7)
Một ngày phải chạy xe máy hơn trăm cây, không được hỗ trợ xăng xe, tiền ăn trưa cũng không có. Nhưng nhiều thầy cô dạy nghề cho bà con nông dân (ND) vẫn hàng ngày đem kiến thức góp phần đổi thay cuộc sống của người ND.
Bình luận 0

Dạy nghề “trên từng cây số”

Tôi gặp thầy Đàm Văn Chiến - giảng viên dạy nghề nấu ăn Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo khi thầy vừa chạy xe máy cả trăm cây số đi giảng cho lao động nông thôn ở huyện Thạch Thất về. Người nhễ nhại mồ hôi, mặc dù đã 1 giờ chiều nhưng thầy vẫn chưa được ăn cơm. Thầy Chiến là nghệ nhân ẩm thực làng nghề, hiện thầy đang đảm nhiệm dạy nghề nấu ăn cho lao động nông thôn ở quận Hà Đông, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Thầy Chiến kể: “Đi từ sáng sớm, về lúc tối mịt. Nhưng vẫn không dám ngủ lại ở địa phương vì mai lại có buổi dạy cách nhà hàng trăm cây”. Thậm chí, có lần thầy còn lặn lội cả đêm chạy từ Hà Nội đi Sơn La hay Thái Bình tham gia giảng dạy cho bà con. Tranh thủ dạy vào thứ 7, Chủ nhật lại về Hà Nội, thứ 2 lại đi dạy ở trường. Đáng nói, dù đi lại vất vả, nhưng thầy Chiến và nhiều thầy cô khác cũng không được hỗ trợ bất cứ khoản chi phí nào để đi lại hay hỗ trợ ăn trưa, tiền sinh hoạt khi tham gia dạy nghề cho ND.

img

Các buổi thực hành nghề nấu ăn của các học viên nông dân ở quận Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: MN

“Mình cứ lấy khoản nọ đập khoản kia, chủ yếu lấy tiền giảng dạy được từ lớp trung cấp, hoặc cao đẳng ở trường (giảng ở địa điểm trường chính) để bù đắp tiền đi lại, sinh hoạt, thậm chí là mua nguyên vật liệu khi dạy nghề cho bà con ND” – thầy Chiến nói.

Tăng dạy… bù thu

Thầy Đặng Danh Trung – giáo viên dạy nghề nấu ăn Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo (Hà Nội) cho biết: Tiền lương thấp, tiền đứng lớp lại “èo uột” (chỉ từ 170-180.000 đồng/buổi/5 tiết) nên nhiều khi phải nhận “đứng” rất nhiều lớp.

“Có thời điểm cả tuần chả có ngày nghỉ, dạy trên địa điểm trường chính (Hà Nội) rồi dạy ở các thôn xã, huyện ngoại thành, thậm chí thứ 7, Chủ nhật còn đi dạy ở các tỉnh. Nhiều khi đi dạy cũng không vì tiền, bởi vì tiền “đứng lớp” chỉ đủ để đổ xăng xe và ăn uống, nhưng đi dạy để thấy mình làm được việc có ích cho bà con ND – thầy Trung tâm sự.

Không chỉ ở đồng bằng, các thầy cô dạy nghề ở vùng đồng bào dân tộc, vùng núi còn gặp những khó khăn hơn. Chị Lê Thị Nhung - 30 tuổi, cán bộ, kiêm giảng viên Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng trở thành “anh hùng xa lộ” hàng trăm cây đường đồi núi. Để đi vào những thôn, xã xa có khi chị phải ngủ lại ở địa phương vì không kịp về.

Thầy Nguyễn Duy Hưng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo (Hà Nội) cho hay: Việc tìm kiếm giáo viên có kinh nghiệm, đặc biệt có tâm để có thể đứng lớp dạy nghề cho bà con ND ở vùng xa. Nhưng có người lại không có chế độ đãi ngộ để “giữ chân” họ. “Trường có 5 thầy giáo nhân dân được công nhận là nghệ nhân ẩm thực quốc gia làng nghề. Danh vị thì cao quý, nhưng hàng ngày các thầy vẫn phải đi cả trăm cây số để giảng dạy cho các học viên. Đi rất nhiều nhưng các thầy không được thanh toán công tác phí, không có hỗ trợ tiền ăn trưa” – thầy Hưng nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem