|
Giai điệu đàn tính của ND Lai Châu. |
Chị Nguyễn Thị Huyền - ND phường Vàng Danh, thị xã Uông Bí, Quảng Ninh - đơn vị có mặt sớm nhất trong số các tỉnh tham dự liên hoan, tâm sự: “ND chúng tôi mải làm ăn nhưng lúc nào rảnh rỗi vẫn thích nghe, thích hát, yêu văn nghệ lắm. Tôi tin rằng tại liên hoan này, với những tiết mục đặc sắc và sự diễn xuất chất lượng, đoàn của tôi sẽ đạt giải cao”.
14 đoàn tham dự liên hoan “Tiếng hát đồng quê” toàn quốc lần thứ III khu vực miền núi phía Bắc. Chiều nay 4-8, các đoàn sẽ bốc thăm thứ tự biểu diễn. 19 giờ 30 phút, liên hoan sẽ khai mạc. Đội chủ nhà Sơn La được ưu tiên biểu diễn ngay sau khai mạc. 14 đoàn đại diện cho tỉnh miền núi phía Bắc tham dự liên hoan. Liên hoan bế mạc ngày 5-8.
Ông Nguyễn Văn Khiến-Phó Chủ tịch Hội ND, Trưởng đoàn Sơn La
Các đoàn tìm về TTVH trước giờ khai mạc liên hoan không phải chỉ để "quen đường, khỏi lạc" mà các "nghệ sĩ" này đến đây sớm là để "làm quen với sân khấu". Anh Lò Văn Sinh, bản Khổng Lào, Phong Thổ, Lai Châu, thành thật: “Chúng tôi mới đến đây xem sân khấu trước để khỏi bỡ ngỡ khi biểu diễn. Cạnh tranh lành mạnh nhưng cũng phải có phương pháp như... thâm canh lúa thì mới đạt kết quả cao chứ”.
Trước giờ khai mạc liên hoan, thí sinh các đoàn túm tụm thành những tốp, trao đổi kinh nghiệm biểu diễn, cách ứng xử khi trên bục sân khấu, cách chào, cách giới thiệu sao cho thu hút, thuyết phục khán giả; cách kết thúc... "
Cứ nhìn các đoàn trao đổi kinh nghiệm liên tục và trang phục kỳ công của họ là biết được tính quyết liệt của đợt liên hoan. Nhà nông lên sân khấu mà đầy kịch tính" - một đồng nghiệp của báo tỉnh trao đổi với tôi.
Được lựa chọn trong số hàng nghìn đội văn nghệ bản của tỉnh Sơn La, những ND bản Chậu, TP. Sơn La đến liên hoan với 2 tư cách: Vừa là thí sinh, vừa là chủ nhà nên họ rất bận rộn, chạy ngược, chạy xuôi; vừa lo biểu diễn, vừa tăng cường giao lưu với bè bạn từ các tỉnh về.
Duyên dáng trong bộ áo cóm, khăn piêu, váy lĩnh đen, chị Tòng Thị Hoa, diễn viên của đội chia sẻ “Tôi chưa biết đội mình có đoạt giải hay không nhưng về dự liên hoan là một niềm vui lớn là là dịp tốt để giao lưu, học hỏi, kết bạn...”.
Đến với liên hoan bằng một lực lượng hùng hậu (16 người), chị Lê Thị Quỳnh, đoàn Phú Thọ, tâm sự: “Không chỉ đến để biểu diễn, chúng tôi còn muốn được tham quan công trình thuỷ điện lớn nhất nước; muốn xem và học cách trồng chè, cà phê, nuôi bò sữa, ong lấy mật và ngô lai ở Sơn La”.
Kiều Thiện
Vui lòng nhập nội dung bình luận.