Những người lính Việt Nam tham gia Thế chiến 2

Chủ nhật, ngày 13/10/2019 12:33 PM (GMT+7)
Từ tiền lệ của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Pháp đã đưa rất nhiều lao động và binh lính từ các nước thuộc địa trong đó có cả Việt Nam về làm việc, chiến đấu tại quốc gia này.
Bình luận 0

img

Trước thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, theo ước tính đã có khoảng 27.000 người Đông Dương đến Pháp kèm theo đó là 7000 lính cùng với 20.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực quốc phòng. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Trong số 20.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực quốc phòng của Pháp, có khoảng 90% xuất thân nghèo khó, đông nhất là từ An Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Nhiệm vụ của những người công nhân thuộc địa ở Pháp chủ yếu là làm việc trong các nhà máy sản xuất quốc phòng, công việc đơn giản không đòi hỏi trình độ và độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Bản thân các công việc nặng nhọc khác như làm đường, xây dựng công trình kiên cố, đào hầm, hào,... thường được những người lính thợ và công nhân tới từ châu Phi của Pháp đảm nhận do họ có thể hình và sức khoẻ vượt trội hơn những người gốc Á. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Đến thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, những người công nhân An Nam gần như không còn cơ hội nào để trở về nước - nơi cách họ nửa vòng Trái Đất. Trong khi đó những người lính An Nam được tuyển mộ trong quân đội Pháp đã ngay lập tức bị cuốn vào cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Do là một thuộc địa của Pháp, lính An Nam không được phép tham gia vào lực lượng Lê Dương (chỉ dành cho người nước ngoài) mà trực thuộc sự chỉ huy trực tiếp của quân đội Pháp như một lực lượng của chính quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Tuy nhiên, dù có được phục vụ một cách chính danh cho quân đội Pháp, những người lính An Nam này vẫn bị phân biệt đối xử khi họ có khẩu phần ăn ít hơn, buộc phải sử dụng vũ khí cũ hơn và không được ưu tiên hậu cần trên chiến trường.Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Mặc dù chiến đấu rất ngoan cường, tuy nhiên do thiếu hoả lực yểm trợ, trang bị kém cỏi và bản thân những đơn vị lính Pháp khác có khả năng chiến đấu không cao nên các đơn vị lính An Nam bị buộc phải triệt thoái, rút lui liên tục cùng với đà thua chóng vánh của Pháp.Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Thậm chí trong bản báo cáo của mình, Đức phải thừa nhận việc tấn công vượt sông Meuse - nơi có tuyến phòng thủ dài 20 km được bảo vệ bởi một Lữ đoàn lính An Nam - là điều không thể. Đây cũng là một trong số ít các vị trí cố thủ của Pháp mà Đức không chọc xuyên qua được khi xâm lược quốc gia này.Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Tuy nhiên sau đó chính quyền Paris đã đầu hàng, những người lính An Nam cũng buông súng và gần một nửa trong số họ sau này làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho quân đội Đức chiếm đóng nước Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Cho tới khi Pháp được giải phóng, ước tính có khoảng hàng nghìn lính An Nam đã thiệt mạng khi chiến đấu trong hàng ngũ của Pháp cũng như trong thời gian lao động, phục vụ cho quân đội Đức khi quốc gia chiếm đóng nước Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem