Những người nói tiếng Việt đặc biệt ở Đại học Brown

Tuấn Anh (theo Browndailyherald) Thứ sáu, ngày 05/11/2021 10:56 AM (GMT+7)
Giảng viên người Việt – cô giáo Trần Trang sẽ là người đứng lớp khóa học về Ngôn ngữ tiếng Việt sơ cấp và trung cấp đầu tiên tại trường Đại học Brown. Đối tượng tham gia lớp học là những người Mỹ gốc Việt, những sinh viên có hứng thú và mong muốn tìm hiểu về tiếng Việt.
Bình luận 0
Những người nói tiếng Việt đặc biệt ở Đại học Brown - Ảnh 1.

Có 9 học sinh ghi danh vào trình độ sơ cấp và 7 học sinh trung cấp. Ảnh Courtesy

Giảng viên thỉnh giảng tiếng Việt Trang Trần đã tham gia vào trường Đại học vào mùa thu này để mở các lớp tiếng Việt sơ cấp và trung cấp đầu tiên của Brown. Có 9 học sinh ghi danh vào trình độ sơ cấp và 7 học sinh trung cấp, trong đó có hai học sinh đến từ Princeton.

Sáng kiến Sinh viên Đông Nam Á, đã thảo luận về ý tưởng này với trường Đại học Brown vào tháng 4/2019. Nói với tờ Daily Princetonia, cô giáo Trần Trang cho biết: "Bên cạnh ngôn ngữ, sinh viên tham gia sẽ được tìm hiểu về văn hoá cách ứng xử, suy nghĩ trong phong cách, văn hóa của người Việt Nam".

 Jane Sokolosky, giám đốc. của Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ cho rằng, kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam sẽ rất quan trọng để hiểu sâu hơn về nội dung khóa học.

Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu Đông Á (EAS) tại Đại học Princeton, Giáo sư Anna Shields cho biết, hiện Đại học Princeton đang tập trung vào các ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Căn cứ vào mức độ quan tâm của sinh viên nhà trường sẽ quyết định cho việc tiếp tục triển khai giảng dạy tiếng Việt trong kỳ mùa xuân và các năm học khác.

Là một người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Cẩm My (23 tuổi, sinh viên Đại học Princeton) chia sẻ, nguồn gốc xuất thân chính là động lực mạnh mẽ khiến nữ sinh viên theo đuổi ngôn ngữ này.

"Cả bố và mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Vì vậy, tôi muốn được kết nối nhiều hơn với văn hóa, di sản và con người Việt Nam. Tôi nghĩ đó là trải nghiệm rất tuyệt vời", My cho hay.

Nhiều sinh viên khác ban đầu không đánh giá đúng tầm quan trọng, cũng như sự hấp dẫn của tiếng Việt, nên chỉ nghĩ ghi danh "học tạm", nhưng không ngờ rằng, tiếng Việt đẹp và phong phú đến vậy.

Katlan Bui, 22 tuổi là một cô gái như vậy. Ban đầu cô chỉ định học tiếng Việt…cho vui, nhưng sau khi khám phá ngôn ngữ mẹ đẻ thì cảm thấy yêu tiếng Việt tự lúc nào không hay. Cô nói: "Bây giờ tôi không học tiếng Việt thì không biết đến khi nào mới được học tiếng Việt. Tôi cảm thấy rất tự hào là một người gốc Việt đang sống ở Mỹ".

Bui chia sẻ thêm: "Gần như có một cảm giác kỳ lạ khi chúng tôi muốn bảo vệ ngành học tiếng Việt này tại Brown. Sinh viên không nên có gánh nặng phải chứng minh rằng điều gì đó quan trọng, sự đa dạng và hòa nhập đó mới là vấn đề".

Cô giáo Trần Trang đã dạy tiếng Anh tại Việt Nam trước khi nhận học bổng Fulbright để đến Mỹ và cuối cùng trở thành giảng viên dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh. Cô cho biết cô nhận thấy sự khác biệt "rất lớn" giữa việc dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt và tiếng Việt bằng tiếng Anh: "Có rất nhiều nguồn và tài liệu để dạy tiếng Anh, nhưng thật khó để tìm được sách giáo khoa phù hợp cho tiếng Việt."

Đại học Brown và Đại học Princeton được biết đến là ngôi trường danh giá của thế giới, cả hai đều thuộc khối Ivy League  – nhóm các trường đại học tư nhân, đều nằm ở bang thuộc khu vực Đông Bắc nước Mỹ với chất lượng đào tạo vượt bậc. 

Theo đánh giá của THE Rankings 2022, Đại học Brown nằm trong Top 64 các trường đại học tốt nhất thế giới. Trong khi đó, trường Đại học Princeton đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem