Tết của Dân tộc Dao
Dân tộc Dao đón tết bắt đầu 20 tháng Chạp, hầu hết các gia đình đều tạm ngưng công việc làm ăn và dọn dẹp nhà cửa để đón tết.
Tết của Dân tộc Dao.
Khác với người Kinh, người Dao cúng ông Táo chung với lễ tất niên. Bữa cơm cuối năm của họ ngoài bánh chưng, thịt lợn, thịt gà còn có cả bánh dày, bánh nếp gói trong lá chit, cùng với bánh gù đặc trưng của người Dao.
Người Dao thường mời người lớn tuổi trong làng làm lễ cùng gia đình để xua đi những rủi ro trong năm cũ và mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Người Dao quan niệm việc làm này để đón mừng một năm mới an lành, may mắn và cầu chúc sự bình an cho tất cả mọi người.
Tục Gọi hồn của người TháiPhiên chợ cuối cùng của người Thái trùng với ngày 25 tháng Chạp (tức đúng vào ngày Tảo mộ của người Kinh). Mâm cỗ của người Thái không thể thiếu bánh chưng màu đen được làm từ muội tro đã sàng lọc sạch sẽ.
Tục Gọi hồn của người Thái.
Vào tối Giao thừa, mỗi gia đình sẽ thịt hai con gà, một con để cúng tổ tiên và một con để gọi hồn cho mọi người trong nhà. Thầy cúng lấy một cái áo của mỗi người trong gia đình, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay cầm một cây củi đang cháy rồi mang ra đầu làng gọi hồn 2-3 lần. Sau đó, ông tiếp tục vào cầu thang gọi lại lần nữa.
Khi gọi hồn xong, đích thân thầy sẽ buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên trong gia đình để trừ tà.
Tết của đồng bào Gia RaiĐồng bào Gia Rai sinh sống tại Ayunpa (tỉnh Gia Lai). Vào ngày Tết, bà con trong buôn kéo nhau đi viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng la, trống, cồng chiên vang lên ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả.
Tết của đồng bào Gia Rai.
Người người trong buôn nói đuôi nhau, tay cầm đuốc sáng rực tiến về nghĩa địa vui chơi cùng người thân. Dĩ nhiên mọi người không quên mang theo rượu thịt để để góp vui cùng gia đình gia chủ. Tùy vào gia cảnh của mỗi người mà chủ lễ sẽ tổ chức giản đơn hay cầu kỳ...
Người Mường với tục lệ thờ cúngTết Nguyên đán được xem là quan trọng nhất với dân tộc Mường. Vào dịp này, mỗi nhà thường chuẩn bị bữa cơm thịnh soạn để dâng lên tổ tiên và thần linh. Người gia nói lời chúc đến con cháu sang năm mới mạnh mẽ, làm ăn sung túc giàu có.
Người Mường với tục lệ thờ cúng.
Khi đã ổn định chỗ ngồi ở các mâm (tiếng Mường gọi là “buông cỗ”), mọi người mời nhau uống rượu, thưởng thức các món ăn từ rau đắng đến thịt luộc. Sự nhiệt tình của mọi người đem lại niềm vui trong gia đình, ai cũng hy vọng năm mới đang đến nhiều hạnh phúc và may mắn.
Tết NaoX-Cha của Dân tộc H'MôngNgười H'Mông sinh sống ở vùng núi cao Tây Bắc và Việt Bắc. Họ rất hào sảng, ăn tết thịnh soạn chẳng khác gì người Kinh.
Tết NaoX-Cha của Dân tộc H'Mông.
Tết Nguyên đán của người H'Mông gọi là NaoX-Cha, được tổ chức vào giữa mùa đông trùng, trước và sau tết Dương Lịch vài ngày. Đêm giao thừa, các gia đình thường cử con trai đi “mở nước” – tức đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên…
Tết Giọt nước của người SédangNgười Sédang ở Kontum ăn tết rất giản dị. Họ chỉ có hai tết chính trong năm là Tết Giọt nước và Tết Lửa, trong đó Tết Giọt nước được tổ chức vào khoảng tháng 3 dương lịch.
Tết Giọt nước của người Sédang.
Sau khi hết mùa thu hoạch, người Sédang sửa sang lại máng nước và tổ chức lễ “cúng máng” để mong thần Yang Dak (Thần Nước) ban cho dân làng năm nay được mùa, nước non đầy đủ. Người trong buôn mang chóe, nồi đồng ra các máng nước để lấy nước mang về nhà. Lễ Cúng máng nước cho buôn làng được tổ chức ở nhà Rông, do thầy cúng tổ chức vui chơi, ca hát, nhảy múa... Tại đây, gái trai được tự do bày tỏ tâm tình
VnExpress (Theo VnExpress)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.