Những sai lầm có thể biến món ngon thành thuốc độc

Hàn Ly (Theo goodhousekeeping) Thứ sáu, ngày 12/04/2019 10:00 AM (GMT+7)
Nôn, tiêu chảy, và sốt? 3 điều này là biểu hiện của các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, và nhiều người trong chúng ta đã trải nghiệm qua sự khủng khiếp của nó. Dưới đây là những sai lầm có thể khiến gia đình bạn lâm vào nguy hiểm và cách phòng tránh.
Bình luận 0

1. Không hâm nóng thức ăn đúng cách

Nếu bạn muốn dùng lại thức ăn thừa, hãy nhớ hâm lại thật nóng nếu không có thể tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Có những thực phẩm đặc biệt, chẳng hạn như cơm và khoai tây mà Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh khuyên bạn nên đặc biệt cẩn thận khi hâm nóng.

2. Tủ lạnh để không đúng nhiệt độ

Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ nhiệt độ tủ lạnh vì ở nhiệt độ không đủ lạnh, vi khuẩn có thể phát triển, do đó làm tăng khả năng mắc bệnh. Nhiệt độ lý tưởng nên là 3-5 ° C.

3. Rửa thớt không đúng cách

Thớt là nơi sinh sản của vi khuẩn, đặc biệt nếu bạn đã chuẩn bị thịt hoặc cá sống trên đó. Tốt nhất nên sử dụng 2 loại thớt riêng, một chiếc dùng cho đồ sống và chiếc còn lại chuyên để thái đồ chín. Ngoài ra nên rửa sạch thớt trong nước lạnh trước khi rửa bằng nước nóng và xà phòng.

img

4. Sơ ý khi sử dụng đồ làm bếp

Chắc chắn rằng bạn phải sử dụng nhiều dụng cụ khi chuẩn bị thức ăn, tuy nhiên cần lưu ý một điều: Không bao giờ được sử dụng kẹp, thìa hoặc hoặc đũa để xử lý thực phẩm nấu chín sau khi đã chạm vào các đồ còn sống.

5. Không rã đông thực phẩm đúng cách

Bạn nên rã đông thực phẩm từ từ trong tủ lạnh thay vì đặt trên quầy hoặc trong bồn rửa, đặc biệt là vào ngày nóng. Tuy nhiên, hãy nhớ rã đông thịt và cá ở kệ dưới cùng vì rã đông ở trên cùng có thể nước thịt sống hoặc cá rơi vào các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

6. Để đồ quá đầy trong tủ lạnh

Khi tủ lạnh quá nhiều đồ có thể gây ra lưu thông không khí kém và làm lạnh không đồng đều. Vì vậy, hãy cố gắng để lại một ít không gian giữa thực phẩm và hộp đựng trong tủ lạnh.

img

7. Không rửa tay đúng cách

Hãy nhớ luôn luôn rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi xử lý thịt, cá sống, và cố gắng không chạm vào vòi, tay nắm cửa, cửa lò và tủ lạnh khi chưa rửa sạch tay.

8. Không thường xuyên thay khăn lau bát

Mặc dù là công cụ lau sạch bát đĩa trước khi ăn hoặc sau khi rửa bát cho khô, nhưng đây cũng có thể là thứ bẩn nhất. Những chiếc khăn lau bát có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn có hại, vì vậy, tốt nhất là thay đổi sau vài ngày.

Không ngờ những món ăn vặt tuyệt ngon này làm từ thức ăn thừa

Lãng phí thực sự điều cần loại bỏ. Ngành công nghiệp thực phẩm, nơi chất thải đang tàn phá dữ dội, đã biến chất...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem