1. Thị trấn hỗn loạn
The Villages là một thị trấn ở Florida, Mỹ được xây dựng dành riêng cho những người nghỉ hưu. Thị trấn có diện tích khá lớn với hơn 100.000 dân cư và chủ yếu di chuyển bằng xe golf chuyên dụng.
Tuy là nơi ở cho những người lớn tuổi nhưng thị trấn không hề yên bình. Người ta đã bắt gặp hai người già làm chuyện “người lớn” ngay trên xe golf và đàn ông ở đây công khai đánh đập phụ nữ.
The Villages với phương tiện chủ yếu là xe golf.
The Villages cũng được biết đến là một thị trường chợ đen lớn buôn bán thuốc Viagra với giá 12$ USD một viên (250 nghìn đồng). Thị trấn cũng được các chuyên gia cảnh báo về khả năng gia tăng nhanh các bệnh lênh truyền qua đường tình dục khi tỉ lệ nam giới và nữ giới chỉ là 1/10. Năm 2006, một bác sĩ cho biết số trường hợp nhiễm herpes tình dục nhiều hơn bất cứ nơi nào mà vị này từng làm việc.
Nguy hiểm hơn nữa là người dân còn sử dụng ma túy bất hợp pháp và điều khiển phương tiện trong tình trạng không tỉnh táo.
2. Thị trấn của Đức nằm tại…Thụy Sĩ
Busingen am Hochrhein là một thị trấn của Đức nhưng nằm tại…Thụy Sĩ. Thị trấn bị tách ra khỏi nước Đức bằng một dải đất hẹp với chiều rộng chỉ khoảng 700m.
Nơi đây có cả hai hệ thống công cộng của Đức và Thụy Sĩ với 2 mã vùng, 2 mã điện thoại.
Hình biếm họa về "tình cảnh" của thị trấn Busingen am Hochrhein.
3. Thị trấn với cư dân sống trong… 1 tòa nhà
Hầu hết hơn 200 cư dân của thị trấn Whittier đều sống trong duy nhất một tòa nhà 14 tầng có tên Begich Towers. Số ít những người còn lại sống trong các phương tiện như thuyền, xe tải, xe hơi…
Begich Towers được xây dựng vào năm 1956 nhằm mục đích phục vụ cho quân đội. Ngày nay, tòa nhà được tận dụng làm nơi sinh sống cho cư dân Whittier. Trong tòa nhà có đầy đủ các dịch vụ như trạm cảnh sát, bưu điện, cửa hàng, nhà thờ, sân chơi, trung tâm y tế.
Tòa nhà nơi cư dân Whittier sinh sống.
4. Thị trấn “người chết nhiều hơn người sống”
Colma là một thị trấn đặc biệt thuộc California, Mỹ. Nơi đây được mệnh danh mà thị trấn “người chết nhiều hơn người sống” với hơn 1.500 dân cư nhưng có tới hơn 1,5 triệu người chết.
Nghĩa địa tại thị trấn Colma.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do vào năm 1849, khi cơn sốt vàng trở nên mạnh mẽ, hàng trăm ngàn người đã di chuyển tới gần San Francisco và mang theo bệnh dịch. Đến năm 1880, 26 nghĩa trang tại thị trấn bị lấp đầy chỗ hoàn toàn. Các chủ nghĩa đĩa đã phải xây dựng thêm các nghĩa trang ở phía nam Colma.
Tới năm 1914, do tăng giá bất động sản nên việc xây dựng được lệnh ngừng vô thời hạn, để lại cho Colma ngày nay số lượng rất lớn các nghĩa trang và hơn 1,5 triệu ngôi mộ.
5. Thị trấn có… 1 người sinh sống
Thị trấn Monowi chỉ có duy nhất 1 người sinh sống.
Monowi được thành lập bởi những người Séc di cư đến phía đông bắc Nebraka. Đây là nơi có diện tích hành chính nhỏ nhất nước Mỹ. Một số tòa nhà đã bị bỏ hoang, một số khác thì bị sập đổ.
Cho đến nay, thị trấn chỉ còn 1 người sinh sống là bà Elsie Eller, 77 tuổi. Bà Elssie hiện đang là thị trưởng và cũng là thủ quỹ, đồng thời là một nhân viên tại một quán rượu và thư viện thành phố. Hàng năm, bà cũng đóng thuế đầy đủ để duy trì 4 đèn đường và những dịch vụ công cộng khác.
6. Thành phố ma ở Trung Quốc
Thành phố Ordos, nội Mông Trung Quốc được cho là thành phố ma lớn nhất Trung Quốc. Nó được xây dựng làm nơi sinh sống của hơn 1 triệu người những chỉ có 2% được sử dụng. Phần còn lại bị để trống hoặc tự sụp đổ.
Thành phố ma tại Quảng Đông, Trung Quốc.
Lịch sử của thị trấn bẳt đầu từ 20 năm trước khi “cơn sốt” than diễn ra. Các nhà đầu tư đã nắm bắt cơ hội và bắt đầu xây dựng căn hộ cho thuê. Tuy nhiên, dự đoán sai về nhu cầu nên lượng người thuê nhà rất thấp. Nhiều nhà đầu tư đã rút bỏ vốn hoặc bị phá sản trước khi tòa nhà được hoàn thành.
7. Thành phố cấm được…chết
Longyearbyen, Spitsbergen ở Na Uy là thành phố nằm gần cực Bắc nhất thế giới. Thành phố bao gồm nhà thờ, bảo tàng, bưu điện, sân bay, cây ATM và các trường đại học.
Thành phố này có luật rất kì lạ là…cấm chết. Bất cứ ai có dấu hiệu của ốm hoặc sắp chết đều được chở đi ngay lập tức bằng máy bay hoặc tàu biển để tới vùng khác của Na Uy. Và nếu người nào đó bị đột tử, họ sẽ không được chôn cất.
Thành phố Longyearbyen, Spitsbergen, Na Uy.
Nguyên nhân của điều luật kì lạ này là do các xác chết khi được chôn sẽ không phân hủy được do thời tiết quá lạnh. Các nhà khoa học gần đây còn nghiên cứu một chiếc khăn giấy của người đàn ông chết nhiều năm trước và phát hiện ra nó chứa đựng một loại virus nguy hiểm gây ra đại dịch vào năm 1917.
8. Thị trấn chỉ để đánh bom
Trung tâm Đào tạo Warfare (AWTC) ở Virginia là một thị trấn không có người ở được xây dựng bởi quân đội Mỹ để đào tạo binh sĩ của họ. Thị trấn được hoàn chỉnh với trường học, nhà thờ, nhà ga, sân bóng cùng một đại sứ quán 5 tầng cao nhất tiểu bang Caroline.
Tất cả đều được mô phỏng cực kì giống các thị trấn ở Iraq và Afghanistan để giúp cho lực lượng không quân diễn tập các vụ ném bom tại 2 quốc gia này.
Thị trấn được xây dựng chỉ nhằm mục đích quân sự.
9. Thị trấn sống với động vật hoang dã
Thị trấn Marloth Park nằm gần Công viên quốc gia Kruger với số lượng khá lớn các động vậy hoang dã như sử tử, hà mã, cá sấu…Điều khiến thị trấn này trở nên đặc biệt là bất chấp sự nguy hiểm, người dân ở đây không được phép xây dựng hàng rào xung quanh nhà.
Người dân không được xây hàng rào dù luôn bị đe dọa bởi động vật hoang dã.
Hàng rào duy nhất được dựng lên ngăn cách công viên và khu dân cư cao 1,2m. Những vụ việc như khỉ đầu chó “đột nhập” vào nhà ăn cắp thức ăn, hươu cao cổ, voi đứng chặn đường hay sư tử tấn công giết chết người đều không phải là hiếm tuy nhiên điều luật trên vẫn không được bãi bỏ.
Đỗ Hiếu (Tổng hợp)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.