Bón đúng sẽ tăng hiệu quả
Cây trồng cần phân bón cũng như con người và động vật cần thức ăn, để tăng năng suất trồng trọt, nhà nông cần quan tâm tới 3 yếu tố căn bản là giống cây, thời vụ trồng và phân bón. Phân bón bao gồm cả phân hữu cơ và phân vô cơ. Do những lợi thế cơ bản về hàm lượng dinh dưỡng cao, tính tiện dụng mà phân vô cơ càng ngày càng thể hiện vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, mùa vụ canh tác cây trồng trải đều ra quanh năm nên mức sử dụng phân vô cơ liên tục tăng cao trong nhiều năm qua để đáp ứng cho nhu cầu thâm canh, tăng năng suất trồng trọt. Tuy nhiên, rất cần các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sản xuất nông nghiệp bền vững.
Một trong những yếu tố lớn nhất làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón là tình trạng rửa trôi gây ra bởi việc bón phân không đúng kỹ thuật. Phân bón khi không được cây trồng sử dụng hết sẽ hòa tan theo nước mặt chảy ra ao, hồ, sông, suối, rửa trôi xuống tầng nước ngầm hoặc bay hơi vào không khí làm ô nhiễm môi trường sống. Giữa đất trồng, cây trồng và phân bón có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, bón phân đúng kỹ thuật là phải thực hiện “05 đúng”:
- Đúng chân đất
- Đúng loại cây
- Đúng liều lượng
- Đúng thời điểm
- Đúng cách bón
Nếu bón phân đúng kỹ thuật sẽ tăng hiệu quả sử dụng, tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm được phân bón và nhiều chi phí khác.
Nhiều khảo sát khoa học về kỹ thuật bón phân cho thấy cần phải bón vùi phân vào đất. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng phân lên đến trên 80% so với phương pháp thông thường là bón rải phân trên bề mặt đất. Đặc biệt là đối với các loại phân chứa lân trong đó có phân phức hợp DAP – vốn được coi là loại phân lân cao cấp. Sự hấp thụ của cây trồng đối với chất lân (P2O5) trong các loại phân lân không tan trong nước chỉ thực sự có hiệu quả khi phân lân tiếp xúc với axít xitric là một loại axít hữu cơ tiết ra từ đầu rễ của cây. Axít hữu cơ có tác dụng hòa tan, chuyển lân thành dạng dễ tiêu cho cây trồng hút lấy. Do đó, việc bón vùi phân lân vào đất làm nâng cao hiệu quả sử dụng. Riêng phân bón DAP lại là dạng lân hòa tan trong nước, cây trồng rất dễ hấp thu. Nhưng do đặc tính chậm tan, phân giải phóng từ từ các chất dinh dưỡng để cây trồng kịp hấp thu mà không gây thất thoát dinh dưỡng do rửa trôi và bay hơi. Vì thế, bón vùi DAP vào đất được khuyến cáo để việc bón phân được dễ dàng, giảm sự bay hơi nitơ và rửa trôi chất lân trên bề mặt. Kỹ thuật bón vùi phân bón DAP vào đất nhờ đó mang lại hiệu quả rõ rệt, giảm được lượng sử dụng, tiết kiệm được chi phí phân bón trong thâm canh cây trồng.
Lân là thành phần dinh dưỡng chính cấu tạo nhân tế bào thực vật, giúp cây tăng cường phát triển bộ rễ, tăng độ cứng, tăng khả năng chống chịu đối với các yếu tố bất lợi do thời tiết, sâu bệnh gây ra. Ở Việt Nam hiện nay chúng ta đang sản xuất nhiều dạng phân lân như: Lân nung chảy, supe lân và hiện nay đang tăng cường sản xuất phân lân phức hợp cao cấp DAP tại nhà máy DAP đặt tại Khu kinh tế Đình Vũ, TP.Hải Phòng.
Các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm bón phân bón DAP Đình Vũ thay cho các dạng phân bón truyền thống khác trên nhiều loại cây trồng, được triển khai ở 7 tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng Bắc Bộ, được Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên tiến hành trong hơn 2 năm 2012-2014 cho thấy, việc sử dụng phân phức hợp DAP Đình Vũ mang lại lợi ích nhiều mặt, hơn hẳn các loại phân đơn khác.
Nhà máy DAP Đình Vũ của Công ty TNHH MTV DAP-VINACHEM (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) là nhà máy sản xuất phân bón phức hợp DAP đầu tiên của Việt Nam. Phân DAP được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại và bản quyền công nghệ của Mỹ và châu Âu. Từ nguồn nguyên liệu chính là quặng apatite Lào Cai, nhà máy DAP Đình Vũ đã sản xuất ra phân bón phức hợp DAP, đây là chữ viết tắt của chất hóa học có tên Diammonium phosphate, công thức hóa học là (NH4)2HPO4. Phân DAP Đình Vũ có hàm lượng dinh dưỡng tổng số cao và ổn định ở mức ≥ 61% trong đó có 16% là nitơ nguyên chất và 45% P2O5 là lân nguyên chất. Tính theo một cách khác ta thấy mỗi 1kg DAP Đình Vũ tương đương 2,8 kg super lân + 0,34kg đạm urê. Như vậy, với công nghệ hiện đại, toàn bộ bã thạch cao (CaSO4. 2H2O) có đặc tính làm chai cứng đất và các loại hợp chất khó tiêu khác trong quặng apatite đã bị loại bỏ. Trong khi đó, việc sản xuất các loại phân lân cũ không có quá trình loại bỏ các chất làm chai cứng đất này. Đây là kết quả tốt đẹp của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất phân bón ở nước ta.
Nhiều ưu thế của phân DAP Đình Vũ
Sau hơn 2 năm khảo nghiệm của Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái nguyên, chúng tôi có thể khẳng định phân DAP Đình Vũ có một số ưu điểm nội trội như:
- Ưu thế đặc biệt của phân DAP Đình Vũ là đặc tính dễ tiêu nhưng chậm tan do kết cấu hạt và cấu trúc hóa học của phân tử. Nhờ có thời gian tan rã chậm, phù hợp với tốc độ hấp thụ của bộ rễ và quá trình sinh trưởng của cây trồng, qua đó hạn chế được thất thoát do rửa trôi, nếu bón phân đúng cách (bón vùi trong đất đối với các loại cây ở chân ruộng khô, cây công nghiệp) hiệu quả sử dụng lên đến trên 80% ngay trong mùa vụ đầu tiên. Mức tan chậm của DAP còn có lợi là nó làm tăng lượng lân dễ tiêu trong đất một cách rõ rệt và nó còn để lại cho cây trồng ở vụ sau tiếp tục được hưởng thụ. Nếu bón phân DAP cho cây trồng ở những chân đất cao, chỉ có nước trời (nước mưa) thì sau một thời gian, khi bới đất lên vẫn còn những viên phân đang ở trạng thái tan rã. Đây là điều có lợi vì nó chính là biểu hiện của việc giảm mức rửa trôi, làm nâng cao hiệu quả bón phân.
- Ngoài cung cấp 2 thành phần dinh dưỡng đa lượng chính là nitơ (16%) và P2O5 (45%), phân DAP Đình Vũ còn cung cấp một số yếu tố trung, vi lượng ở dạng hoạt hóa rất hữu ích với cây trồng như: S, Mg, Fe, Mn, Si, Ca, F… Các thành phần trung, vi lượng bổ sung này có vai trò quyết định đến quá trình hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, góp phần tăng chất lượng nông sản, đặc biệt có hiệu quả rõ nét đối với các cây lấy củ, quả, lá.
- Với đặc điểm là chất trung tính, phân DAP Đình Vũ không hại cho da tay người lao động và được dùng để bón trên mọi chân đất với đặc tính thổ nhưỡng khác nhau cũng như trên mọi cây trồng ở Việt Nam. Khi bón DAP cho những vùng đất bị nhiễm phèn cần chú ý bón thêm vôi để nâng cao hiệu quả sử dụng. Phân DAP Đình Vũ đặc biệt hiệu quả trong việc dùng để bón lót, vì nó cung cấp nitơ cho cây trồng ngay khi cây nảy mầm hoặc đâm chồi, giúp cây tăng sức đề kháng chống lạnh. Lúa vụ xuân ở miền Bắc khi bón DAP Đình Vũ ít bị chết rét so với bón lót bằng phân lân khác. Với cây chè ở miền núi phía Bắc, bón phân DAP làm nâng cao kết quả thâm canh cây chè vụ rét trong điều kiện có đủ nước tưới.
- Do đặc thù về công nghệ, trong quá trình sản xuất toàn bộ những tạp chất có hại, gây chai cứng đất trồng, đặc biệt là thạch cao (CaSO4. 2H2O) đã bị loại bỏ nên việc sử dụng DAP Đình Vũ sẽ giảm được lượng bón, công vận chuyển, công bón phân cũng như loại trừ về cơ bản những yếu tố gây hại với môi trường.
- Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, lại có hệ thống quản lý chất lượng chuyên nghiệp được cấp tiêu chuẩn ISO, có phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đạt chuẩn VILAS -17025… Toàn bộ các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, kiểm soát quy trình sản xuất cho đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Chất lượng sản phẩm phân bón DAP Đình Vũ vì thế, luôn được khống chế ổn định.
Thực tế qua các kết quả khảo nghiệm của Trung tâm Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên và một số Trung tâm Khuyến nông nhiều địa phương, cho thấy việc sử dụng DAP Đình Vũ đã mang lại năng suất và chất lượng vượt trội so với các loại phân bón khác, giảm được lượng phân bón vào đất và tiết kiệm nhiều chi phí liên quan khác, mang lại hiệu quả rõ rệt cho bà con nông dân.
Thực tế qua các kết quả khảo nghiệm của Trung tâm Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên và một số trung tâm khuyến nông nhiều địa phương, cho thấy việc sử dụng DAP Đình Vũ đã mang lại năng suất và chất lượng vượt trội so với các loại phân bón khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.