Những vị tướng lẫy lừng trong lịch sử

Thứ bảy, ngày 11/01/2014 14:01 PM (GMT+7)
Alexander Đại đế, Napoleon, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... là những vị tướng chỉ huy có tài năng quân sự kiệt xuất lẫy lừng thế giới.
Bình luận 0
Chiến tranh là một phần của lịch sử. Nhiều người coi đó là thảm họa gây ra chết chóc, nhưng chính chiến tranh cũng là cái nôi sản sinh ra các anh hùng - những vị tướng chỉ huy làm thay đổi cả thế giới.

Cùng tìm hiểu và khám phá cuộc đời của một số danh tướng lừng lẫy trong lịch sử, chia theo 4 thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.

1. Thời hiện đại: Võ Nguyên Giáp


Chân dung cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Chân dung cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người Anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) được mệnh danh là bậc thầy số 1 về chiến tranh du kích. Báo chí, truyền thông nước ngoài gọi ông là "Napoleon của Việt Nam".

Không qua một trường lớp quân sự chính quy nào nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành "vị tướng 4 sao" đầu tiên của Việt Nam khi mới chỉ 37 tuổi.

Điểm khác biệt của Tướng Giáp mà hiếm có vị tướng nào trên thế giới làm được, đó là sự nể phục và quý trọng của các bại tướng dưới tay ông. Tướng De Castries thất bại trước tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải thừa nhận: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.

Trong buổi gặp gỡ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert McNamara năm 1997, tướng Chester Cooper của phía Mỹ đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ với cố Đại tướng Việt Nam: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục”. Và ngay cả một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam là James G.Zumwalt đã phải thốt lên: “Tôi chỉ có thể nói rằng, ông ấy là vị tướng vĩ đại nhất thuộc về một thế hệ vĩ đại nhất của Việt Nam”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bậc thầy về chiến tranh du kích trên thế giới.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bậc thầy về chiến tranh du kích trên thế giới.

Với tài thao lược của mình, ông đã chỉ huy thành công chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta.

Cũng từ đây, biệt danh “Napoleon của Việt Nam” bắt đầu xuất hiện. Sở dĩ nhiều người gọi ông như vậy là bởi cách dụng binh của Tướng Giáp có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Pháp.

Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều.

Điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, ông hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Tướng Giáp cùng các lãnh đạo thống nhất kế hoạch tiến đánh Điện Biên Phủ năm 1954.
Tướng Giáp cùng các lãnh đạo thống nhất kế hoạch tiến đánh Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng đã ra lệnh cho mở đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng và đem về thắng lợi toàn cục cho dân tộc ta.

2. Thời cận đại: Napoleon


Sẽ không sai khi nhiều người coi thời cận đại là thời kỳ của hoàng đế Pháp - Napoleon (1769-1821). Cả thế giới khiếp sợ, kính phục ông bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài.

Người ta gọi Napoleon là thần chiến tranh, bởi ông đã tạo ra những chiến thắng chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường. Và lý tưởng nhất có lẽ là những việc làm phi thường mà không vị tướng nào dám thực hiện.

img

Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng ấy của Napoleon là trận chiến Ba Hoàng đế - Austerlitz vào năm 1805. Sở dĩ có cái tên này là bởi quy mô của trận đánh rất lớn, với sự tham gia của ba vị hoàng đế của các cường quốc châu Âu: Napoleon của Pháp, Franz II của Áo và Sa hoàng Nga Alexander I.

img
Napoleon và các thống chế của mình đang bàn luận chiến thuật đánh địch.

Cùng với các thống chế tài năng như Lannes, Ney, Davout, Murat… Napoleon đã chỉ huy thành công 73.000 quân Pháp, chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh Áo - Nga năm 1805.

Nhiều tài liệu ghi lại rằng, Napoleon đã đích thân xung trận để nhận định tình hình, phán đoán ý đồ của địch và lặng lẽ ra lệnh điều pháo binh, tăng hỏa lực mạnh nhằm chiếm các điểm, hỗ trợ tốt cho trận chiến. Ông đồng thời còn lợi dụng rất tốt địa hình, cho đại bác nã vào hồ băng và làm hàng nghìn quân địch chết đuối trong sự lạnh giá.

Những khẩu đại bác của quân Pháp khiến hàng ngàn quân liên minh Áo - Nga chết đuối dưới hồ băng lạnh giá.
Những khẩu đại bác của quân Pháp khiến hàng ngàn quân liên minh Áo - Nga chết đuối dưới hồ băng lạnh giá.

3. Thời trung đại: Thành Cát Tư Hãn

Trong số các vị anh hùng người châu Á, Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất. Dưới triều đại của mình, từ chỗ thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ, ông đã đưa đất nước mình mở rộng lãnh thổ từ châu Á sang tới tận châu Âu.

Bức tượng chân dung Thành Cát Tư Hãn uy nghi, bệ vệ.
Bức tượng chân dung Thành Cát Tư Hãn uy nghi, bệ vệ.

Tài năng quân sự của ông là điều được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép quân đoàn của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục.

Kỵ binh nhẹ của Thành Cát Tư Hãn vượt trội hẳn so với kỵ binh châu Âu nặng nề, chậm chạp.
Kỵ binh nhẹ của Thành Cát Tư Hãn vượt trội hẳn so với kỵ binh châu Âu nặng nề, chậm chạp.

Mặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì địch, ông thường cho loan báo những lời đe dọa gây hoang mang, nếu địch không chấp nhận ông sẽ cho tấn công tiêu diệt toàn bộ thành. Tuy nhiên, sau đó ông thường cố tình thả vài người sống sót để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.

img

Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn tuân theo đó là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ tâm lý chiến và sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh.

Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ không buông tha. Ông ra lệnh cho đội quân của mình đuổi theo, giết cho tới khi nào chắc chắn kẻ địch đã chết.

img

4. Thời cổ đại: Alexander Đại đế

Hầu hết chúng ta đều biết rằng, trong 12 năm trị vì vương quốc của mình, Alexander Đại đế (356-323 TCN) đã lãnh đạo đế chế Macedonia (336 - 323 TCN), chinh phục gần như toàn bộ lãnh thổ thế giới vào thời điểm ấy.

Bản đồ đế chế rộng lớn Macedonia dưới thời Alexander Đại đế.
Bản đồ đế chế rộng lớn Macedonia dưới thời Alexander Đại đế.

Sự vĩ đại của Alexander thể hiện ngay từ sự ra đời của ông. Hoàng đế của Macedonia cất tiếng khóc chào đời vào ngày thứ Sáu trong tháng Sáu, đúng vào thời điểm đền thờ thần Artemis ở Ephesus bị cháy rụi. Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông là con của một vị thần rắn còn các nhà tiên tri thời cổ đại tiên đoán, ông sẽ có một tương lai "bách chiến bách thắng".

Ngay từ thời trẻ, Alexander đã nổi tiếng với dũng khí của một mãnh sư.
Ngay từ thời trẻ, Alexander đã nổi tiếng với dũng khí của một mãnh sư.

Sự thật đã chứng minh tính đúng đắn của điều tiên tri ấy. Trong suốt thời gian cầm quyền, Alexander Đại đế thường xuyên dẫn quân đi chinh phạt và gần như bách chiến bách thắng, nổi bật nhất là chiến dịch chinh phục đế quốc Ba Tư - chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi.

Chân dung Alexander dẫn quân đi chinh phạt Ba Tư được thêu trên một tấm thảm.
Chân dung Alexander dẫn quân đi chinh phạt Ba Tư được thêu trên một tấm thảm.

Trận đánh thể hiện nhiều nhất tài năng quân sự của Alexander Đại đế chính là trận Gaugamela diễn ra năm 331 TCN khi ông giao tranh với hoàng đế Darius III nhà Achaemenes - lúc đó đang cai trị Ba Tư.

Theo các nguồn tư liệu lịch sử cổ đại, người ta ước tính hơn 40.000 quân Macedonia đã đánh thắng hàng vạn quân Ba Tư. Trong trận chiến, Alexander đã quan sát rất tinh tường, nhận ra những sai lầm của quân Ba Tư để điều chỉnh chiến thuật tiến đánh. Cuối cùng, Alexander đã buộc chủ soái Darius III của địch phải tháo chạy, quân đội bị đánh tan tác, tán loạn.

Bức điêu khắc trận đại thắng Gaugamela của Alexander.
Bức điêu khắc trận đại thắng Gaugamela của Alexander.

Sau trận chiến, quân của Alexander chỉ mất có vài trăm người, so với gần 4 vạn quân lính Ba Tư. Chỉ 3 năm sau trận Gaugamela, Alexander đã thống nhất Ba Tư.

(Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Le Monde, Heritage History, Wikipedia...)
Kênh 14 (Theo Kênh 14)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem