13 cầu thủ V.Ninh Bình bán độ tại AFC Cup
Các cầu thủ Ninh Bình đang làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Minh Hoàng.
Trong trận thắng 3-2 trước
Kelantan tại vòng bảng AFC Cup trên đất Malaysia vào hôm 18.3 vừa qua, 13 cầu thủ đá chính và dự bị
của V.Ninh Bình thừa nhận đã nhận 800 triệu đồng để “làm độ” trong trận đấu này. Cụ thể,
mỗi cầu thủ của đội bóng Cố đô nhận từ 75-80 triệu đồng. Vụ việc này khiến Bộ
Công an đã phải vào cuộc để điều tra.
Những vụ dàn xếp tỷ số ở Malaysia
Vào năm 2012, 17 cầu thủ của
CLB Kuala Lumpur đã tham gia dàn xếp tỷ số ở một số trận đấu tại Premier League
Malaysia. Kết quả tới tháng 2.2014, Tiểu ban kỷ luật liên đoàn bóng đá Malaysia
(FAM) đã quyết định phạt mỗi người 1.500 USD.
Bóng đá Malaysia cũng có lúc "nhúng chàm".
Tháng 2.2012, FAM đã đưa ra
án treo giò từ 2-5 năm đối với 18 cầu thủ U20 và 1 HLV bị cấm thi đấu hành nghề
trọn đời vì hành vi nhận 33.000 USD để bán độ trong 3 trận đấu tại Cúp Tổng
thống 2011.
Trước đó, hồi năm 1994, bóng
đá Malaysia cũng chấn động khi 21 cầu thủ và HLV bị cấm thi đấu và cấm chỉ đạo
vĩnh viễn. 58 cầu thủ bị treo giò và 126 cầu thủ bị thẩm vấn vì hành vi bán độ.
14 người bị bắt vì cá độ ở Singapore
Giữa năm 2013, LĐBĐ châu Âu đã
lên tiếng tố cáo đường dây cá độ xuyên quốc gia có trụ sở tại Singapore đã tham
gia dàn xếp tỷ số nhiều trận đấu ở châu Âu và châu Á. Tới đầu năm nay, 14 người
– trong đó có kẻ cầm đầu là trùm cá cược Dan Tan đã “sa lưới” pháp luật”.
Nghi án bán độ của ĐT Indonesia tại vòng loại World
Cup 2014
ĐT Indonesia (phải) bị tình nghi bán độ trong trận đấu vớiBahrain.
Sau trận thua 0-10 của ĐT
Indonesia trước Bahrain tại vòng loại thứ 3 World Cup 2014 khu vực châu Á diễn
ra hôm 29.2, LĐBĐ thế giới (FIFA) đã bắt
tay tiến hành điều tra do nghi ngờ các cầu thủ Indonesia đã nhận tiền rồi cố
tình “buông xuôi” trước Bahrain. Tuy nhiên, sau đó vụ việc này lại
bị rơi vào quên lãng.
Pha đá phản lưới nhà của Lã Xuân Thắng
Trong trận thắng 4-3 của Công
An Hà Nội trước An Giang tại giải VĐQG Việt Nam mùa giải 1997-1998 diễn ra trên
sân Hàng Đẫy, trung vệ Lã Xuân Thắng của đội chủ nhà đã khiến dư luận không
khỏi bất bình khi cố tình sút bóng thẳng về lưới nhà (khi thủ môn Đỗ Thành Tôn
đã dâng cao) ở phút 90. Sau vụ việc này, Xuân Thắng đã bị tre giò vĩnh viễn.
Các cầu thủ U23 Việt Nam bán độ tại SEA Games 23
Quốc Vượng và các đồng đội ra hầu tòa. Ảnh:Nguoiduatin.
Trước trận đấu giữa U23 Việt
Nam với U23 Myanmar tại vòng bảng SEA Games 23 diễn ra vào ngày 24.11.2005, Lê
Quốc Vượng đã móc nối với một số tuyển thủ U23 khác gồm Trần Hải Lâm, Lê Văn
Trương, Lê Bật Hiếu, Phạm Văn Quyến, Huỳnh Quốc Anh, Châu Lê Phước Vĩnh tham
gia dàn xếp để U23 Việt Nam chỉ thắng với cách biệt 1 bàn. Kết quả, trận đấu là 1-0 nghiêng về Việt Nam.
Vụ việc này giúp Quốc Vượng
nhận được số tiền 490 triệu đồng từ tay Trương Tấn Hải (cựu tuyển thủ quốc gia
và CLB Cảng Sài Gòn, người môi giới dàn xếp tỷ số các trận đấu của U23 Việt Nam
tại SEA Games 23.
Sau khi vụ việc được phơi
bày, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25
tháng 1 và phúc thẩm ngày 20 tháng 4 năm 2007. Kết thúc phiên tòa, Lê Quốc
Vượng bị án tù (4 năm), còn các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết
giảm nhẹ.
Trong đó, Phạm Văn Quyến, Lê
Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức
đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức
đánh bạc.
Hữu Tuấn (tổng hợp) (Hữu Tuấn (tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.