Những “vụ mùa vô hại” cứu nền nông nghiệp ASEAN

Huyền My (Theo Oxfam) Thứ ba, ngày 26/05/2015 17:02 PM (GMT+7)
Hôm nay (26.5), Oxfam - tổ chức quốc tế tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công- đã công bố báo cáo trên toàn châu Á cho biết, nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng tạo nên sự thành công của thị trường Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Bình luận 0

Nông nghiệp bền vững

Báo cáo của Oxfam kêu gọi ASEAN chuyển sang sản xuất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng cảnh báo rằng, với những nền kinh tế ASEAN vừa chớm nở hội nhập, có thể sẽ bị chậm lại nếu không tính đến các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực nông nghiệp.

img

Sản phẩm dừa của nông dân Philippines được canh tác theo phương thức hữu cơ. Ảnh Fastcoexist.

Báo cáo đánh giá lần thứ năm của Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết, nhiều nền kinh tế trong ASEAN dựa vào lĩnh vực nông nghiệp, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ngành dự kiến ​​sẽ dẫn đến sự sụt giảm trung bình 2,2% GDP của một số nước trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2100.

Vì điều này, Oxfam nhấn mạnh rằng, cần thiết hơn bao giờ hết ASEAN phải chú trọng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Báo cáo với chủ đề “những vụ mùa vô hại”, đề cập đến phương pháp canh tác hữu cơ, chỉ ra rằng, nông nghiệp bền vững sẽ giúp nông dân tăng thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực, không phải đau đầu với tình trạng khí nhà kính- thủ phạm đằng sau sự nóng lên toàn cầu.

Riza Bernabe, điều phối viên chính sách của chiến dịch phát triển của Oxfam ở châu Á, cho biết: "Nông nghiệp bền vững là thành phần quan trọng đối với hội nhập kinh tế thành công của ASEAN. Khi các nước làm việc với nhau như một thực thể kinh tế,  họ phải cùng nhau hành động để mạnh dạn đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu lên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Nông nghiệp bền vững sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi của khu vực Đông Nam Á khi khí hậu thay đổi”.

Nhiệt độ tăng 1%, năng suất lúa giảm 10%

Báo cáo của Oxfam cho thấy ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam, lượng mưa đã dưới mức trung bình từ năm 2009, dẫn đến hạn hán, trong đó có liên quan đến sản lượng thấp hơn và tăng sâu bệnh phá hoại. Trong năm 2013, siêu bão Haiyan tàn phá hàng loạt của trang trại trồng dừa ở miền trung Philippines, nơi sinh kế của hàng ngàn gia đình.

Theo Oxfam, mực nước biển dâng cũng đang trở thành một vấn đề cho một vùng áp đảo ven biển. Tại Indonesia, gần 15% tổng sản lượng lúa bị ảnh hưởng bởi độ mặn, trong khi ở Việt Nam, nhiễm mặn đất đã ảnh hưởng đến 100.000 ha tại bốn tỉnh. Xâm nhập mặn cũng đang đe dọa sản xuất lúa gạo ở Myanmar. Theo Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế, mỗi lần tăng 1% nhiệt độ, năng suất lúa giảm đi 10%.

Chuyên gia Bernabe khuyến nghị, các chính phủ ASEAN cũng phải đầu tư thêm kinh phí để giúp nông dân quy mô nhỏ và ngư dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Oxfam đặc biệt nhấn mạnh rằng, nông dân cần phải thực hành nông nghiệp bền vững và sinh thái nông nghiệp. Trong đó, thực hành nông nghiệp bền vững bao gồm đa dạng hóa cây trồng, phân bón, quản lý nước có trách nhiệm, và phục hồi chức năng của đất bị suy thoái; sinh thái nông nghiệp bao gồm sinh khối tái chế để tăng cường chất dinh dưỡng của đất, quản lý nước hiệu quả hơn, xen canh, và sử dụng hạt giống gia truyền. nông nghiệp sinh thái duy trì sự tương tác cộng sinh giữa thực vật, côn trùng, động vật, đất và môi trường xung quanh để duy trì một hệ sinh thái hưng thịnh.

Theo Oxfam, ngoài việc các nước chủ động thực hành nông nghiệp bền vững và sinh thái nông nghiệp, ASEAN cũng nên lập ra một quỹ phòng tránh, dự báo và quản lý rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem