Cuối thời nhà Tần, thời cuộc hỗn loạn, chư hầu khắp nơi nổi dậy, cuối cùng Lưu Bang thống nhất quần hùng, mở ra vương triều nhà Hán huy hoàng rực rỡ.
Khi Lưu Bang thống nhất thiên hạ, Hàn Tín đã vì ông lập biết bao công lao, được phong làm Nhất đẳng công thần. Nhưng Hàn Tín lại cậy công kiêu ngạo, nhiều lần đòi Lưu Bang đất phong khiến Lưu Bang không hài lòng, cuối cùng tự rước lấy họa sát thân.
Kết cục của Hàn Tín chính là minh chứng cho câu: "Gần vua như gần hổ, lúc nào cũng phải cẩn thận".
Ở bên cạnh Hoàng đế là một việc vô cùng nguy hiểm, bởi chỉ một chút sơ suất cũng có thể chọc giận long nhan, hậu quả là có thể mất cả tính mạng. Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, trường hợp này không hề ít.
Một trong số này chính là Niên Canh Nghiêu - một đại thần đức cao vọng trọngdưới thời hoàng đế Thanh triều Ung Chính.
Hình ảnh nhân vật Niên Canh Nghiêu trên phim truyền hình Trung Quốc.
Niên Canh Nghiêu là ai?
Niên Canh Nghiêu có tài năng hơn người, từng cống hiến rất nhiều cho sự hưng thịnh của vương triều nhà Thanh, song đến cuối cùng lại bị Ung Chính xử tội chết.
Và khi đến phủ Niên Canh Nghiêu soát nhà, quan viênđã tìm thấy một cuốn sổ ghi chép. Ung Chính xem xong thì tức giận đến thổ huyết. Sự việc này rốt cuộc làthế nào?
Ung Chính là hoàng tử thứ tư của Khang Hi và cũng là một trong những vị vua xuất sắc của vương triều nhà Thanh. Tuy nhiên, con đường đến ngôi báu của ông lại chẳng dễ dàng. Cuộc chiến tranh giành ngôi báu quá mức tàn khốc, Ung Chính dù vô cùng xuất sắc nhưng cũng chẳng thể nắm chắc phần thắng trong tay.
Năm đó, Niên Canh Nghiêu là Tiến sĩ trong triều, giữ chức quan Chủ khảo tại Tứ Xuyên và Quảng Đông, sau giữ chức Học sĩ Nội các, tài năng xuất chúng của ông được cả triều đình công nhận.
Không chỉ giỏi văn chương thơ phú, Niên Canh Nghiêu còn là một tướng tài trên chiến trường.
Trong cuộc chiến tranh giành ngôi báu, Ung Chính rất cần lôi kéo thế lực. Và tài năng xuất chúng của Niên Canh Nghiêu đã khiến Ung Chính để ý. Ông bắt đầu lôi kéo Niên Canh Nghiêu theo phe mình và cứ như vậy, vị tướng tài đã trở thành tâm phúc của Ung Chính.
Nhờ có sức ảnh hưởng của những tâm phúc như Niên Canh Nghiêu trên triều cùng những thủ đoạn cứng rắn của bản thân, cuối cùng Ung Chính cũng ngồi được lên ngai vàng.
Sau khi lên ngôi, Ung Chính vẫn luôn rất biết ơn những đại thần đã từng giúp đỡ mình, cho nên ông rất tin tưởng và trọng dụng họ. Niên Canh Nghiêu cũng là một trong số những người được Ung Chính tin tưởng và trọng dụng.
Sau khi lên làm hoàng đế, Ung Chính tiến hành cải cách đất nước về nhiều mặt, khiến cả vương triều Đại Thanh bấy giờ như thay da đổi thịt. Niên Canh Nghiêu bấy giờ đã là đại thần đức cao vọng trọng.
Thời kỳ thịnh thế của Ung Chính được mở ra, cũng vì thế mà xung quanh Niên Canh Nghiêu có rất nhiều người muốn nịnh bợ, muốn lợi dụng địa vị của Niên Canh Nghiêu bên cạnh Ung Chính để đạt được mục đích của bản thân.
Đứng trước cám dỗ và dục vọng, Niên Canh Nghiêu dần trở nên hống hách ngông cuồng, tự cho mình là người không thể thiếu đối với vua mà làm ra những việc trái nguyên tắc.
Theo thời gian, Niên Canh Nghiêu ngày càng trở nên tự phụ hơn, bắt đầu câu kết kéo bè kết đảng trên triều, tự ý xây dựng thế lực cho bản thân, phớt lờ những mệnh lệnh của vua.
Những điều này đã triệt để phạm vào tội cấm của một thần tử.
Ung Chính là một Hoàng đế giỏi dùng người và trị người, cho nên những thay đổi của Niên Canh Nghiêu ông đều thấy được. Trong lòng Ung Chính hiểu rõ mình cần phải loại bỏ Niên Canh Nghiêu và chấm dứt sự hỗn loạn này.
Đòn ra tay của Ung Chính
Nhưng Niên Canh Nghiêu dù sao vẫn đang là một trọng thần trong triều, trong tay lại nắm giữ binh quyền, nếu trực tiếp xử lý ngay thì sẽ dẫn tới sự phản đối của quần thần, thậm chí nguy hiểm hơn còn gây ra binh biến.
Cho nên Ung Chính đã chọn cách tạm thời nhẫn nhịn, lặng lẽ chờ đợi thời cơ thích hợp. Khi cơ hội đến, Ung Chính nhân lúc Niên Canh Nghiêu đang tự đắc đã quyết đoán ra tay, đồng thời liệt kê ra hơn 90 tội danh mà Niên Canh Nghiêu đã phạm phải.
Biến cố bất ngờ này khiến Niên Canh Nghiêu không kịp trở tay, chỉ có thể im lặng nhận sự trừng phạt.
Năm 1726, Niên Canh Nghiêu bị xử tử. Giống như những quan viên bị thanh lọc khác, ông ta cũng bị soát nhà.
Làm quan nhiều năm trên triều nên việc Niên Canh Nghiêu nhận được rất nhiều quà tặng, tiền bạc là điều dễ hiểu. Sau khi soát nhà, quan binh kiểm kê được lượng lớn tài sản, liên lụy đến nhiều vị đại thần khác trong triều đình.
Điều đáng nhắc đến là khi soát phủ của Niên Canh Nghiêu, quan binh tìm thấy một cuốn sổ tên là "Tùy bút Tây chinh", người viết cuốn sổ này là Uông Cảnh Kỳ - một người bạn tốt lâu năm của Niên Canh Nghiêu.
Cuốn sách này là do đích thân Uông Cảnh Kỳ viết tặng Niên Canh Nghiêu và quan trọng nhất là trong đó có đề một câu là: "Hoàng đế chẳng đáng giá một xu".
Thời phong kiến cổ đại, Hoàng đế chính là bậc cửu ngũ chí tôn, viết như vậy chính là phạm phải thiên uy.
Quan viên soát nhà Niên Canh Nghiêu khi đó là Tuần phủ Chiết Giang, khi đọc được nội dung cuốn sổ ghi như vậy, ông không dám chậm trễ mà trình ngay lên cho Ung Chính. Theo Sohu, sau khi lên ngôi, những người xung quanh không ai dám dị nghị về Ung Chính. Vậy nên khi xem xong những gì Uông Cảnh Kỳ viết, vị hoàng đế Thanh triều này đã vô cùng tức giận, thậm chí còn tức đến thổ huyết, suýt chút nữa thì hôn mê.
Khi việc soát nhà kết thúc, Ung Chính lệnh cho người bắt giữ Uông Cảnh Kỳ, không bao lâu sau thì xử tử.
Xử tử xong Uông Cảnh Kỳ, Ung Chính vẫn còn vô cùng tức giận. Ông đã lệnh cho thuộc hạ mang thi thể của Uông Cảnh Kỳ treo trên cổng thành, để mỗi người đi qua đều nhìn thấy kết cục của kẻ dám bất kính với hoàng đế.
Thi thể của Uông Cảnh Kỳ bị treo trên thành 10 ngày liền đủ để cho thấy Ung Chính tức giận đến mức nào.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.