Nòng cốt xây dựng kinh tế hợp tác

Thứ hai, ngày 09/05/2011 16:44 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Từ 40 hội viên ngày mới thành lập, giờ đây số hội viên Hội ND phường Ba Láng tăng gấp 5 lần, là đơn vị dẫn đầu về công tác xây dựng hội và các phong trào ND ở quận Cái Răng (TP. Cần Thơ).
Bình luận 0

“Năm 2004, tách ra từ xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành, Hội ND phường Ba Láng “được chia” 40 hội viên đang sinh hoạt tại chi hội ấp Tân Thạnh Đông”- ông Nguyễn Tuấn Khanh - Chủ tịch Hội ND phường Ba Láng cho hay.

img
Anh Đỗ Thanh Tùng (đứng) - Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất hoa - cây kiểng hướng dẫn thành viên tổ làm chậu kiểng.

Tập hợp nông dân

Để tập hợp ND vào Hội, thường trực Hội ND phường yêu cầu từng ủy viên BCH không chỉ tham gia sinh hoạt thường kỳ với chi - tổ hội mà phải đến từng hộ sản xuất nông nghiệp hoặc chuyển sang làm dịch vụ nắm tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, giải thích các chủ liên quan đến nông nghiệp - nông dân, giúp họ thấy được vai trò của tổ chức Hội ND.

Trong nội dung sinh hoạt, tổ hội căn cứ vào đời sống, sản xuất của ND ở từng thời điểm để gợi ý cho hội viên bàn bạc, từ đó thu hút ND vào Hội. “Sau gần 7 năm thành lập, đến hết quý I năm 2011, phường có 455 hộ ND, thì 402 hộ có hội viên sinh hoạt tại 5 chi và 13 tổ hội; 100% chi - tổ hội xây dựng được quỹ hoạt động”- ông Khanh cho hay.

Thành lập năm 2004, chi hội Khu vực IV chỉ có 30 hội viên. Đầu năm 2011 số hội viên tăng gấp 3,5 lần. Chi hội trưởng Thí Văn Quang giải thích: “Bí kíp rất đơn giản, chi hội biết kết hợp giữa việc tìm các nguồn vốn với chuyển giao KHKT cho ND chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với đô thị hóa và nguồn lao động từng hộ”. Năm 2011 chi hội đề ra mục tiêu hỗ trợ 6 hộ xóa xong nghèo.

Nòng cốt xây dựng hợp tác

Không chỉ giúp ND tiếp cận vốn, KHKT sản xuất, Hội ND phường Ba Láng còn chủ động và làm nòng cốt xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác của ND. Theo ông Khanh, do đất nông nghiệp trong phường thu hẹp, ND sản xuất nhỏ lẻ, Hội đã chọn hình thức xây dựng tổ hợp tác (THT) và tổ đoàn kết tương trợ (TĐKTT) để hướng dẫn hội viên ND tham gia.

Tổ hợp tác sản xuất hoa-cây kiểng (cảnh) của 3 anh em anh Đỗ Thanh Tùng gồm 12 thành viên đều không có đất sản xuất. Hội viên chi hội khu vực I đã góp 186 triệu đồng vốn. Nhờ phân công lao động sản xuất hợp lý, sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường, lao động của THT thu nhập từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. “Lợi nhuận của tổ phân chia công bằng, sổ sách ghi chép đơn giản, rõ ràng, các thành viên yên tâm sản xuất” - anh Đỗ Thanh Tùng - tổ trưởng THT nói.

Nhờ phân công lao động sản xuất hợp lý, sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường, lao động của tổ hợp tác thu nhập từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

Đối với TĐKTT, Hội đề ra “13 quy ước” hướng dẫn TĐKTT thực hiện. Hình thức hợp tác này đã thu hút 402 thành viên tham gia sinh hoạt tại 13 tổ với số vốn góp 198 triệu đồng. “Nhiều hộ nghèo đã được tổ hỗ trợ mua vật tư, cây-con giống sản xuất, bà con xây dựng được tình đoàn kết, làm chỗ dựa cho Hội” - ông Khanh nhận xét.

Nói về tiêu chí giúp nhau phát triển sản xuất trong TĐKTT, ông Trần Minh Mẫn- ND SXKD giỏi cấp thành phố sinh hoạt tại chi hội khu vực II kể: “Là người sản xuất giống mít đặc sản không hạt, thành viên TĐKTT mua tôi chỉ bán bằng một nửa tiền so với thị trường”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem