LTS: Ngày 29.7, Báo NTNN nhận được bức thư (gửi qua email) của nông dân
Huỳnh Văn Sơn ở tỉnh Long An viết về những khó khăn mà người trồng lúa
như ông đang gặp phải và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ NNPTNT ông Cao Đức
Phát về “lối ra” cho người trồng lúa hiện nay. Được biết, bức thư này
cũng đã được nông dân Huỳnh Văn Sơn gửi trực tiếp tới Bộ trưởng Bộ
NNPTNT. NTNN xin trích đăng bức thư này.
Nông dân Huỳnh Văn Sơn trên thửa ruộng của gia đình mình.
------------
Kính gửi ngài Cao Đức
Phát, Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Tôi tên: Huỳnh Văn Sơn, hiện
ngụ tạiấp 1, xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, Long An.
Kính thưa ngài bộ trưởng !
Tôi là một nông dân ở
vùng Đồng Tháp Mười chuyên về làm nông, nhưng tôi thấy tình hình lúa gạo
trong thời gian qua hết sức bấp bênh. Kể từ đầu năm đến nay, nông dân
chúng tôi mặc dầu đã cố gắng làm ruộng nhưng trong lòng luôn thấp
thỏm âu lo là: hạt lúa chúng tôi làm ra nó sẽ đi về đâu? Ai tiêu
thụ và ai quyết định số phận của nó? Nên hôm nay tôi có đôi lời mạo
muội đến ngài bộ trưởng, xin được ngài đồng ý để chúng
tôi chia sẽ tâm tư, nguyện vọng và nỗi niềm của mình.
Trước hết tôi xin chúc ngài
sức khỏe và trân trọng cảm ơn.
Việt Nam chúng ta là một quốc
gia đã tham gia thị trường xuất khẩu gạo ra thế giới nay đã 24 năm
rồi, có thể nói là một cường quốc về lúa gạo nhưng hiện tại giá cả lại hết sức
bấp bênh. Trong khi đó nông dân là những người làm ra hạt gạo, đóng
góp cho vị thế Việt Nam đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo nhưng lại là
những người có cuộc sống bấp bênh và cơ cực nhất với điệp khúc "trúng
mùa mất giá" hầu như là cơm bữa, cho nên khi tạo ra hạt lúa nhưng
phảiđi vay nợ rồi đáo hạn nợ, chính trên hạt lúa của mình.
Kính thưa ngài bộ trưởng,
Tôi là người trực tiếp làm
ruộng, từ đó mà tôi thấy có mấy vấn đề như sau:
Chi phí đầu vào ngày một
tăng như công lao động, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đơn
cử như phân đạm Phú Mỹ sản xuất được ở trong nước, chi phí vận
chuyển đến tay bà con nông dân thấp mà giá thành lại cao hơn UREA của
Trung Quốc ta phải nhập từ nước ngoài về, trong khi đó 2 loại phân
này đều 46% nguyên chất đạm như nhau.
Còn thuốc BVTV thì lại qua
quá nhiều trung gian, từ nhà sản xuất xuống nhà phân phối rồi qua đại lý
cấp 1, cấp 2,… Khi đến tay nông dân sử dụng thì giá đẩy lên rất
cao, độ chênh lệch giá rất lớn, cộng với tâm lý nôn nóng thoát nghèo hết
nợ nên nông dân cứ làm lúa gối vụ liên tục. Từ đó mà phát sinh dịch bệnh,
vụ sau nặng hơn vụ trước. Cho nên sử dụng thuốc BVTV càng ngày càng
tăng, áp lực chi phí đầu vào cũng tăng, rồi chất lượng gạo đưa
ra thị trường thì thấp, mà lượng xuất khẩu gạo thì ngày càng giảm.
Theo tính toán của chúng tôi
doáp lực đầu vào như vậy nên giá thành khi sản xuất ra một kg lúa
vào khoảng 3.400 đồng. Trong 6 thángđầu năm 2013 này giá lúa IR50404
có lúc không tới được giá 3.400đ, riêng giá nếp OM4625 thì được trên
5.000đ có lúc lên được 6.000đ. Nông dân chúng tối muốn làm nếp nhưng không
biết hạt nếp có bền vững hay không vì nông dân chúng tôi thiếu nhiều thông tin
cụ thể, thấy nếp thời gian qua có giá cao nhưng khi làm đại trà rồi có bị
vấp như trường hợp lúa IR50404? Cho nên tôi kính nhờ ngài bộ trưởng làm
sao giúp nông dân chúng tôi chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù
hợp theo từng vùng.
Theo tôi được biết Việt Nam ta mạnh về
ngành nông nghiệp nhưng hàng năm chúng ta lại phải nhập khẩu hàng tỉ dolar
bắp, đậu nành, đậu phộng để làm nguyên liệu chế biến
thức ăn chăn nuôi, trong khi tiềm lực của chúng ta đủ sức trồng những
loại cây này. Nông dân Việt Nam
là những người ham học ham làm, nắm bắt khoa học kĩ thuật rất nhanh nhạy,
nếu được các nhà quản lý và các nhà khoa học chuyển giao, tôi nghĩ nông
dân làm sẽ đạt hiệu quả rất tốt.
Chúng tôi hiện nay thiếu rất nhiều thông
tin cụ thể chỉ lẩn quẩn làm những gì ta có chứ không biết những gì mà thị
trường cần. Lúa gạo hiên nay đang ế ẩm, cung đã vượt cầu,
thì chúng tôi biết làm sao bây giờ, chả lẽ ruộng lại bỏ hoang? Còn muốn
chuyển đổi cây trồng lại thiếu nhiều thông tin và kĩ thuật. Thôi thì cứ
làm lúa, xong vụ đông xuân rồi đến hè thu, thu đông để mà
nuôi hy vọng ngày mai trời lại sáng.
Theo tôi được biết có
nhiều nông dân họ không muốn ly hương nhưng lại muốn ly nông. Tôi xin đặt
một trường hợp một hộ gia đình gồm 4-5 người canh tác bình quân 1ha làm
lúa chất lượng cao bán được 5.000đồng/kg. Năng suất bình quân cả năm 2
vụ được 13 tấn, vốn đầu tư 3.400đ/ kg lãi 1.600đ/kg x 13 tấn
lãi được 20.800.000đ.
Với số tiền này chia đều cho 5 người sống trong
12 tháng như vậy một người một tháng thu nhập được bao nhiêu? Chưa tới 350.000 đ/tháng/người. Trong
khi đó một người đi làm công nhân lao động phổ thông trong xí
nghiệp như là may công nghiệp hay bóc vỏ hạt điều, mỗi tháng được
2.500.000đ x 12 tháng = 30 triệuđồng. Lại thêmđược bảo hiểm y tế +
bảo hiểm xã hội. Xin hỏi như vậy họ có muốn ly nông hay không?
Tôi xin trở lại gạo xuất
khẩu đang tồn đọng giá thì thấp, trong khi ta nhập nguyên liệu để
chế biến thức ăn chăn nuôi thì cao, vậy theo tôi ta nên chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi. Xin đơn cử như vùng An Giang, Đồng Tháp nông
dân trồng bắp rất giỏi và thổ nhưỡng rất thích hợp cho loại cây này.
Vùng Vĩnh
Long - Tiền Giang - Long An cũng thích hợp với cây đậu nành
và đậu phộng. Nếu được nhà nước hỗ trợ về mặt thông tin và kĩ thuật,
thì nông dân sẽ chuyển đổi cây trồng , từ đó mà áp lực gạo dư
thừa sẽ giảm, vàáp lực nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo và
Việt Nam sẽ bớt mất đi một số ngoại tệ rất lớn.
Nếu chuyển đổi cây
trồng hài hòa giữa cái mua và cái bán thì tôi nghĩ nông dân sẽ mặn mà với thửa
ruộng mảnh vườn của mình và sẽ giảm đi nổi loâu buồn tuổi khi thu
hoạch thành quả của chính mình.
Thưa ngài bộ trưởng,
Nông dân chúng tôi là những
người được vinh danh đưa tên tuổi Việt Nam lên tầm thế giới nhưng lại là
người sống trong lo âu khắc khoải nhất với điệp khúc trúng mùa rớt
giá. Vấn đề xuất khẩu đúng là cái khó chung của nhà nước + doanh
nghiệp + nông dân. Nhưng chung quy lại thì "trăm dâu đổ đầu
nông". Như tôi đã nói, chi phí đầu vào nông dân không quyết định được như
phân bón, thuốc BVTV, xăng dầu bơm nước. Còn đầu ra nông sản chúng tôi cũng không
định được giá bán.
Ví dụ như nhà nước ra giá sàn lúa gạo giá đó nhưng thương lái
lúc nào cũng thu mua thấp hơn vài trăm đồng/ kg, họ viện nhiều lý do, nào là lúa
tạp chất còn nhiều, nào là không đạt đủ ẩm độ vv…vv.. Nếu không bán cho thương
lái thì bán cho ai? Vì nông dân chúng tôi, một là số lượng lúa ít, hai là phương
tiện đem đến bán thẳng cho doanh nghiệp không phải ai cũng có.
Nông dân chúng tôi ngoài làm
ruộng ra, từng nông hộ cũng làm kinh tế phụ nhằm nâng cao thu nhập cho
gia đình. Như chăn nuôi heo, gà, vịt. Nhưng thức ăn chăn nuôi ngày
một tăng "vì nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tính bằng dolar" mà
giá bán gia súc gia cầm ngày một giảm "vì tính bằng VND", chưa nói
tới mứcđộ rủi ro như heo, lớp thì bị lở mồm long móng rồi đến dịch
tai xanh, gia cầm thủy cầm H5N1 cứ tiềm ẩn đe dọa.
Cho nên
nói đến đây nông dân chúng tôi hết sức khó - khổ nhưng chúng tôi vẫn
hết sức hy vọng nhà nước và bộ trưởng sẽ vào cuộc kịp thời để giúp bà con
nông dân chúng tôi vượt qua khó khăn trong lúc này.
Xin cảm ơn ngài bộ
trưởng !
Vui lòng nhập nội dung bình luận.