Nông dân Ninh Bình "chất như nước cất" xay thóc, sàng gạo làm thứ quà tráng qua lửa thơm phức, giòn tan

Vũ Thượng Thứ bảy, ngày 06/05/2023 05:14 AM (GMT+7)
Từ lâu, bánh đa truyền thống Điềm Giang (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã nổi tiếng. Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như: Gạo, vừng…người dân nơi đây đã tạo ra những chiếc bánh đa đậm vị truyền thống thơm ngậy, giòn rụm.
Bình luận 0

Về xã Gia Thắng (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) những ngày tháng 4/2023, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN có dịp ghé thăm làng nghề bánh đa truyền thống Điềm Giang.

Clip: Quy trình tạo ra những chiếc bánh đa truyền thống Điềm Giang (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Anh Trần Văn Lập (xã Gia Thắng) với gần 30 năm làm nghề bánh đa chia sẻ: "Nghề làm bánh đa Điềm Giang đã tồn tại lâu đời. Như gia đình tôi làm bánh đa lâu năm cũng không nhớ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ làm những chiếc bánh đa vừng thơm ngon, giòn rụm".

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 2.

Anh Trần Văn Lập (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn), đang "giữ lửa" cho nghề bánh đa truyền thống Điềm Giang. Ảnh: Vũ Thượng

"Nguyên liệu chính tạo nên thương hiệu bánh đa Điềm Giang chủ yếu là gạo mới giống khô cơm như Q5, Khang Dân, đặc biệt không được sát trắng mà phải để lại vỏ cám và hạt vừng được nhặt sạch các hạt sạn, lép…", anh Lập chia sẻ.

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 3.

Anh Lập cùng vợ tái hiện lại cảnh say lúa làm bánh đa xưa kia. Ảnh: Vũ Thượng

Để tạo ra những chiếc bánh đa thơm ngon, phải thực hiện nhiều công đoạn như: Ngâm gạo, xay bột, trộn gia vị, tráng bánh, phơi khô, nướng than, đóng gói…Mỗi người sẽ có cách làm riêng nhưng điều đặc biệt là vẫn giữ được hương vị đặc trưng của chiếc bánh đa truyền thống Điềm Giang.

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 4.

Nguyên liệu tạo nên thương hiệu bánh đa Điềm Giang gồm gạo và hạt vừng. Ảnh: Vũ Thượng

Theo anh Lập, yếu tố quyết định vị thơm ngon, giòn rụm của chiếc bánh đa Điềm Giang là tỷ lệ gạo, đường, vừng phải cân đối, hợp lý. Ngoài ra, khâu vệ sinh khu vực sản xuất, nguyên liệu nhập về để sản xuất bánh đa cần được lựa chọn cẩn thận, ưu tiên hàng đầu.

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 5.

Cối say gạo để làm bánh đa Điềm Giang xưa kia. Ảnh: Vũ Thượng

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 6.

Nồi đồng dùng để tráng bánh đa. Ảnh: Vũ Thượng

Được biết, trung bình mỗi tháng, gia đình ông Lập (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn), sản xuất khoảng gần 20 vạn tấm bánh, tạo việc làm thường xuyên cho 6-7 lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trừ mọi chi phí gia đình thu nhập 20-30 triệu đồng/tháng.

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 7.

Bánh đa Điềm Giang phơi qua nắng trước khi nướng. Ảnh: Vũ Thượng

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 8.

Giòn rụm bánh đa Điềm Giang được nướng dưới than hoa. Ảnh: Vũ Thượng

Ngoài tâm huyết sản xuất ra những cái bánh đa ngon, giòn rụm, đảm bảo an toàn thực phẩm,…Anh Lập còn năng động trong việc liên kết phân phối sản phẩm tại các đại lý, điểm du lịch...chính vì thế bánh đa của gia đình anh Lập luôn có đầu ra ổn định.

Giòn rụm bánh đa truyền thống Điềm Giang - Ảnh 9.

Bánh đa Điềm Giang hướng đến "gắn sao" Ocop. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Tạ Đức Ba-Chủ tịch UBND xã Gia Thắng thông tin: "Bánh đa truyền thống Điềm Giang đã có lâu đời, và hiện nay còn 4-5 gia đình đang theo nghề. Riêng hộ anh Trần Văn Lập đã đứng ra xúc tiến thành lập Hợp tác xã bánh đa Điềm Giang.

"Bình quân mỗi hộ gia đình đang tạo công việc cho 6 lao động, với mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm bánh đa truyền thống Điềm Giang chúng tôi đang hướng dẫn thủ tục để cho anh Lập xây dựng sản phẩm Ocop", ông Ba cho biết thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem