Nông dân ở Quảng Nam rất nhàn rỗi khi áp dụng công nghệ số vào cuộc sống
Nông dân ở Quảng Nam rất nhàn rỗi khi áp dụng công nghệ số vào cuộc sống
Trương Hồng
Thứ ba, ngày 15/08/2023 20:13 PM (GMT+7)
Để nắm bắt cơ hội chuyển đổi số trong nông nghiệp và giải pháp giúp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới. Đối với nông dân ở Quảng Nam đã đưa công nghệ vào sản xuất, trồng trọt, còn phía UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp giúp nông dân, nhất là các sản phẩm của nông dân được tiêu thụ dễ dàng trên các sàn điện tử.
Chuyển đổi số mang ý nghĩa quan trọng với tất cả các ngành trong thời đại 4.0, là xu thế toàn cầu và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chỉ ngồi nhà, nông dân vẫn tưới cây, giám sát cả khu vườn bằng công nghệ
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập, là xu thế toàn cầu và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ.
"Đối với Quảng Nam, trong thời gian tới để các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nhà có cơ hội tham gia thị trường trong nước và thế giới.
UBND tỉnh Quảng Nam đã có những cơ chế, chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, các cơ sở sản xuất thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký mã số, mã vạch, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, chỉ dẫn địa lý để thúc đẩy phát triển thị trường, hướng tới xuất khẩu, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh hỗ trợ xây dựng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và tiếp nhận các đề tài, dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ứng dụng trong quản lý, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Thu hút các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, thực hiện khoán, đặt hàng sản phẩm khoa học - công nghệ, tạo đột phá về giống cây trồng, vật nuôi.
Đặc biệt, tiếp tục hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên sàn thương mại điện tử Postmart, đẩy mạnh xúc tiến thương mại kết nối các kênh thông tin để hỗ trợ nông dân trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh", ông Bửu nhấn mạnh.
Ngoài những sản phẩm trên sàn điện tử ra, tại Quảng Nam, nông dân đã đưa áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất bằng máy móc hiện đại và công nghệ, kể cả người dân và tiểu thương ở các chợ đã hướng đến việc dùng công nghệ là thanh toán trực tiếp "không dùng tiền mặt".
Tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam đã có nông dân ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt, sản xuất cho thu nhập cáo, đó là mô hình vườn ứng dụng công nghệ vi sinh, kết hợp công nghệ 4.0 của ông Phạm Hồng Sơn (SN 1970, địa chỉ thôn Tiên Tráng, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Ông Sơn có khu vườn với diện tích 1,5ha, ban đầu ông trồng 500 cây chuối nai cấy mô; 200 cây bưởi da xanh; 200 choái tiêu Tiên Phước; 400 cây chanh, ổi…Vườn được khai thác nguồn nước tưới từ giếng khoan và lắp đặt hệ thống tưới nước chủ động vào từng gốc cây, ứng dụng công nghệ 4.0 điều khiển nước tưới mọi lúc, mọi nơi cho từng gốc cây trồng.
Đồng thời, ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học để bón cho cây trồng nhằm mục đích vừa cung cấp dinh dưỡng an toàn sinh học cho cây trồng vừa nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm thu hoạch.
"Gia đình tôi tận dụng các loại sản phẩm phụ của trồng trọt, ứng dụng các chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng, vừa an toàn sinh học vừa lấy ngắn nuôi dài. Đồng thời, tôi đã bắt được hệ thống tưới nước tự động bằng công nghệ, nên việc áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, tưới nước trong sản xuất để hạn chế sâu, bệnh trên cây trồng.
Nhờ áp dụng công nghệ vào sản xuất nên tôi cũng đỡ được một phần thời gian để chú tâm vào lo các việc khác. Đến nay vườn đã cho thu hoạch, doanh thu 128 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng hơn 88 triệu đồng và có khả năng tăng thêm trong thời gian tới", ông Sơn chia sẻ.
Khi vùng nông thôn được đưa công nghệ số vào cuộc sống
Ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, ứng dụng chuyển đổi số trong nông thôn mới trên địa bàn đang được quan tâm, hiện nay chương trình được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, 100% số xã đạt chuẩn về tiêu chí thông tin và truyền thông.
Đối với việc phát triển kinh tế số, đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, trong đó trên địa bàn huyện có 65 HTX, 14/14 xã có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và có 25 HTX tham gia làm chủ trì dự án chuyển đổi số.
Các chủ thể đã tập trung ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực, đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử (sanpham.quangnam.gov.vn, Shoppee, Tiki, Sendo, Lazada ) như HTX Địch Yên, HTX Nông nghiệp xanh Đất Quảng, HTX Nông dược xanh, HTX Trầm Hương Tiên Phước, HTX Sản xuất TMDV QNA FARM, HTX Dịch vụ nông nghiệp, chế biến và KDTH Phước Tuyên, HTX Kỹ Nghệ Quảng Nam; xây dựng các website bán hàng, HTX Dịch vụ Nông nghiệp KDTH Nhật Linh; HTX Nông nghiệp hữu cơ – Trầm Hương Như ý; HTX Nông nghiệp Phước Hà.
"Hiện nay, Tiên Phước đang tập trung triển khai cung cấp các phần mềm chuyên dùng trên môi trường số trên địa bàn huyện được đẩy mạnh trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa,...
Đặc biêt, Tiên Phước đang triển khai thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh trên lĩnh vực thương mại điện tử trong quảng bá sản phẩm địa phương đối với xã Tiên Cảnh và xây dựng 8 thôn thông minh trên 8 xã, để hướng đến xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu", ông Anh chia sẻ.
Bên cạnh khi nông dân ứng dụng khoa học công nghệ, còn khu vực đồng bằng ở các khu chợ, hộ kinh doanh, nhà mạng đã triển khai đến người dân, tiểu thương ở các chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam triển khai chương trình thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua ứng dụng Viettel Money do Viettel Quảng Nam triển khai.
Với ứng dụng trên, người mua hàng chỉ việc sử dụng mã quét QR hoặc số điện thoại, thanh toán trực tuyến bằng việc quét mã QR sẵn trên biển hiệu, hoặc thông qua điện thoại di động của tiểu thương ở chợ mà không cần sử dụng tiền mặt.
Bà N. Th. L. (58 tuổi, tiểu thương của chợ Tam Kỳ) cho biết: "Tôi rất thích việc áp dụng thanh toán không sử dụng tiền mặt vì nó rất tiện lợi.
Chứ trước đây, nhiều khách hàng hay hỏi số tài khoản để trả tiền thanh toán. Tôi phải nhờ chuyển khoản qua tài khoản của tôi hoặc con tôi. Còn bây giờ có chương trình thanh toán trực tuyến như này thì tiện quá…".
Để nâng cao chất lượng cải cách hành chính, chuyển đổi số cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian đến tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện các chỉ số đánh giá được UBND tỉnh giao tại kế hoạch khắc phục hạn chế, cải thiện Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI năm 2023
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2023 tại kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh năm 2023 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
Bên cạnh, đó UBND tỉnh còn yêu cầu cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung. Nghiên cứu triển khai các mô hình, sáng kiến hay trong công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.