Nông thôn mới Tiên Phước ở Quảng Nam, làm ra tiền từ kinh tế vườn, có nhà thu cả trăm triệu/năm

Trương Hồng - Đoàn Hồng Chủ nhật, ngày 13/08/2023 12:53 PM (GMT+7)
“Tại huyện Tiên Phước việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại đã đem lại dấu ấn đậm nét trong kinh tế xã hội của huyện. Trong đó, xuất hiện một số mô hình khá ấn tượng có thu nhập cả trăm triệu đồng trên năm…”, ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam chia sẻ.
Bình luận 0

Thu nhập bình quân từ 6,7 triệu đồng lên 42,6 triệu đồng người/năm

Chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, Quảng Nam nhấn mạnh: "Hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Tiên Phước, cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã đã vào cuộc quyết liệt, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng trong phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM.

Đến nay, chương trình xây dựng NTM đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Diện mạo nông thôn thay đổi toàn diện, căn bản, kết cấu hạ tầng, nhất là ở các xã đã đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân".

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước trao đổi với phóng viên Dân Việt về nông thôn mới trên địa bàn. Ảnh: T.H

Theo ông Nguyễn Hùng Anh, đến tháng 6/2023, huyện Tiên Phước có 11/14 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 8 xã so với năm 2015, không còn xã dưới 16 tiêu chí; 2 xã Tiên Lập, Tiên Ngọc được hội đồng thẩm định tỉnh thống nhất trình UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xã NTM năm 2022; xã Tiên Lãnh đã đạt chuẩn 19/19 Tiêu chí của Bộ tiêu chí xã NTM, đang lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2023.

Tổng số tiêu chí NTM đạt bình quân 18,3 tiêu chí/xã, tăng 17 tiêu chí so với năm 2011. Số thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu là 14 thôn, tăng 14 thôn so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 6,7 triệu đồng/người/năm, năm 2010 lên 42,6 triệu đồng/người/năm vào năm 2021.

Đặc biệt, UBND huyện Tiên Phước đã được UBND tỉnh tặng bằng khen dẫn đầu khu vực miền núi thấp trong phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã nỗ lực huy động nhiều nguồn vốn và lồng ghép các chương trình, dự án tập trung đầu tư thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm, tạo đột phá cho quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở các xã.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 2.

Hạ tầng nông thôn được huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) chú trọng đầu tư. Ảnh: T.H

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 3.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 4.

Mô hình chăn nuôi đã giúp người dân huyện Tiên Phước thay đổi cuộc sống, phát triển vươn lên thoát nghèo. Ảnh: T.H

Nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2022 đạt 916.160 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án 382.316 triệu đồng; nguồn khác như vốn tín dụng, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư 1.444.887 triệu đồng.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 5.

Lễ phát động khu dân cư kiểu mẫu ở huyện Tiên Phước. Ảnh: CTV

"Có thể nói, kết quả chương trình NTM của huyện Tiên Phước trong những năm qua đã đi vào chiều sâu, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Phấn đấu đến cuối năm 2023, huyện Tiên Phước có 100% xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 30/77 thôn được công nhận thôn NTM kiểu mẫu, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Tiên Phước đạt chuẩn huyện NTM đến 2025", ông Anh nhấn mạnh.

Những "biệt phủ" vườn cây ăn quả "đẻ" trăm triệu mỗi năm

Được biết, Tiên Phước được mệnh danh vựa trái cây lớn nhất của Quảng Nam, những hiệu quả của, kinh tế vườn - rừng đã tạo được dấu ấn đậm nét trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Phước.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Anh cho biết, việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại đã đem lại dấu ấn đậm nét trong kinh tế xã hội của huyện. Trong đó xuất hiện một số mô hình khá ấn tượng so với địa bàn tỉnh Quảng Nam đó là, phát triển mô hình kinh tế, vườn, ao, chuồng theo hướng hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững gắn với chỉnh trang tường rào, cổng ngõ xanh, sạch, đẹp và hiệu quả.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 6.

Tiên Phước được mệnh danh là vựa trái cây lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Ảnh: CTV

Chẳng hạng như mô hình vườn ông Đoàn Kim Thiệt (thôn 7A, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) với khu vườn có diện tích 2ha, trồng các loại cây ăn quả có kinh tế như cây cau, hơn trăm gốc tiêu đặc sản, trồng xen ổi, cam, dừa…

Đến năm 2020 được hỗ trợ của nhà nước từ Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 12/4/2021 về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản sắc văn hóa thuần Việt giai đoạn 2021-2025, ông Thiệt đã mạnh dạn trồng thêm một số loại cây có giá trị kinh tế cao như măng cụt, sầu riêng, bưởi da xanh... Đến nay, vườn ông Thiệt đã trồng được 700 cây cau, 350 cây ổi, 108 choái tiêu, măng cụt 70 cây, sầu riêng 70 cây, bưởi da xanh 90 cây, ....

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 7.

Nhờ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại mà nông dân ở Tiên Phước có thu nhập cao, có năm nông dân thu nhập cả trăm triệu đồng từ trái cây ăn quả. Ảnh: N.H

"Năm 2022 vừa qua, ông Thiệt thu từ vườn trên 95 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí đầu tư, lãi ròng đạt hơn 75 triệu đồng/năm.

Nếu giá cả thị trường ổn định như các năm 2020-2021 thì mỗi năm khu vườn này cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, khu vườn của ông Thiệt đã đạt giải nhì cuộc thi "vườn đẹp" của tỉnh Quảng Nam năm 2023", ông Anh nói.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 8.

Khu vườn trái cây của lão nông Nguyễn Thành Nhân (thôn Tiên Tráng, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) cho thu nhập đến cả 100 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: N.H

Bên cạnh đó, như mô hình vườn ứng dụng công nghệ vi sinh, kết hợp công nghệ 4.0 của ông Phạm Hồng Sơn (thôn Tiên Tráng, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước) với diện tích 1,5ha ban đầu được trồng 500 cây chuối nai cấy mô; 200 cây bưởi da xanh; 200 choái tiêu Tiên Phước; 400 cây chanh, ổi….

Vườn được khai thác nguồn nước tưới từ giếng khoan và lắp đặt hệ thống tưới nước chủ động vào từng gốc cây, ứng dụng công nghệ 4.0 điều khiển nước tưới mọi lúc, mọi nơi cho từng gốc cây trồng.

"Chính vì vậy đã thành công rất mỹ mãn và được các ngành ở địa phương trầm trồ khen ngợi. Đến nay vườn đã cho thu hoạch, doanh thu 128 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng hơn 88 triệu đồng và có khả năng tăng thêm trong thời gian tới. Trong năm 2023 dự thi "vườn đẹp" đã đạt được giải nhì của tỉnh Quảng Nam…", ông Anh chia sẻ.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 9.

Những vườn cam trĩu quả cho năng suất cao, nông dân Tiên Phước phấn khởi. Ảnh: N.H

Để nâng cao xây dựng NTM, ông Nguyễn Hùng Anh nhấn mạnh, huyện Tiên Phước đang triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện giai đoạn đến năm 2030 được HĐND huyện và UBND tỉnh phê duyệt.

Trong đó có quy hoạch xây dựng khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng hạ tầng khu sơ chế, chế biến, khu trung chuyển nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Tiên Kỳ hướng đến đô thị loại IV.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 10.

Tiêu Tiên Phước được gọi là bậc nhất ở Quảng Nam, cho thu nhập cao nên được nhiều nông dân trồng. Ảnh: T.H

"Riêng giai đoạn 2023-2025, mục tiêu, định hướng là xây dựng huyện Tiên Phước đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp đồng bộ, cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, tiên tiến, hiện đại, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, du lịch.

Đặc biệt, phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch nông thôn; xây dựng Tiên Phước trở thành huyện trọng điểm phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng của vùng Trung du xứ Quảng và vùng Duyên hải miền Trung.

 Xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước: Lợi thế từ kinh tế vườn, có nông dân thu cả trăm triệu đồng/năm  - Ảnh 11.

Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam chọn huyện Tiên Phước tổ chức tọa đoàn về nông thôn mới cho địa bàn tỉnh. Ảnh: T.H

Bên cạnh đó, Tiên Phước đang đẩy mạnh việc phát triển nông thôn gắn với đô thị, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng nông nghiệp hàng hóa, an toàn, hữu cơ, gia tăng giá trị, khả năng tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập cho nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường, cảnh quang nông thôn", ông Anh cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem