Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo ông Nguyễn Hoàng Thái, Trưởng ban Kinh tế - xã hội (Hội Nông dân tỉnh Thái Bình) cho biết, mô hình "Hội Nông dân ứng dụng công nghệ sinh học xử lý phế, phụ phẩm trong trồng trọt, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn" được triển khai tại xã Minh Tân từ ngày 10/6.
Để hướng dẫn hội viên nông dân, ngày 5 và 6/6, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phối hợp với Trung tâm Môi trường Nông thôn tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông và chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý phế phẩm sau sản xuất nông nghiệp cho 260 cán bộ, hội viên, nông dân và trực tiếp hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên đồng ruộng, xây dựng ý thức tự giác trở thành thói quen của nhân dân bảo vệ môi trường nông thôn. Hỗ trợ 5.000 gói chế phẩm cho 447 hộ nông dân tham gia mô hình với diện tích 150 ha ở vụ mùa 2024.
Đồng thời, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã mỗi tuần hai lần vào buổi sáng, buổi chiều từ ngày 1/6 đến ngày 25/10 về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nông thôn, môi trường đồng ruộng những kiến thức cơ bản về quản lý, sử dụng chế phẩm xử lý rơm, rạ sau thu hoạch, ủ rác hữu cơ... nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng dân cư. Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh cung cấp tài liệu tuyên truyền cho xã và đăng tài bài lên trang Web HND tỉnh, đồng thời tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình.
Kết quả sử dụng chế phẩm xử lý rơm, rạ sau thu hoạch cho thấy, sau 7 ngày sử dụng rơm rạ phân hủy nhanh, hạn chế được mùi hôi thối, đất tơi xốp hơn, cây lúa không bị nghẹt rễ, không bị vàng lá. Thời gian xử lý nhanh, rơm rạ cơ bản đã phân hủy thành phân hữu cơ có chất lượng tốt; chi phí xử lý thấp, khoảng 1,5 triệu đồng/1ha; tuyệt đối an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng, có lợi cho môi trường sinh thái…
Sau 3 tháng thực hiện mô hình, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, thân to, cứng cây, lá xanh bền, hạt vàng sáng, ít bị sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng lúa. Ruộng lúa cũng được cải tạo tốt hơn, tăng độ mùn, độ xốp, giảm chua phèn, môi trường được cải thiện, tiết kiệm nguồn phân bón và ý nghĩa hơn nữa là giảm việc sử dụng phân vô cơ…
Nhìn chung sau khi sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch vụ hè thu 2024, hầu như không còn tình trạng đốt rơm rạ, hội viên nông dân giữ lại rơm làm thức ăn chăn nuôi, che phủ cây trồng, làm nấm rơm, lên men làm thức ăn chăn nuôi… và xử lý trực tiếp gốc rạ bằng chế phẩm Novieco giúp cải tạo đất, gia tăng vi sinh vật có lợi, tăng độ phì nhiêu cho đất, bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, giảm sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu… Qua đánh giá trên diện tích thử nghiệm, triển khai mô hình, năng suất đạt 56 tạ/ha.
"Mô hình đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của HTX và bà con nông dân trên địa bàn xã Minh Tân, góp phần thay đổi nhận thức của người dân về việc đốt rơm rạ", ông Thái đánh giá.
Bà Khiếu Thị Huyền, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Tân Ấp 1 (xã Minh Tân) cho hay, tham gia mô hình với diện tích 45 mẫu lúa. Sau 7-14 ngày sử dụng chế phẩm rắc ra ruộng theo đúng quy trình hướng dẫn các chất hữu cơ được tăng lên đáng kể sau quá trình phân hủy của rơm rạ, chuyển hóa hoàn toàn, không còn khả năng gây ngộ độc cho cây lúa sau khi cấy xuống, đồng thời tăng độ tơi xốp trong đất, giúp cây lúa sau cấy phục hồi nhanh, tăng khả năng hấp thụ phân bón và các chất dinh dưỡng trong đất; hiệu quả sử dụng phân bón được nâng lên.
Còn bà Vũ Thị Thuận, Chi hội phó Chi hội Nông dân thôn Dương Liễu 3 (xã Minh Tân) thì cho biết, sau khi tham gia mô hình, sau vụ thu hoạch lúa mùa vừa qua trên các cánh đồng của xã và thôn đã không còn "hình ảnh khói bụi mù mịt từ việc đốt rơm rạ của bà con nông dân".
Theo bà Thuận, việc đốt rơm rạ sau ngay tại ruộng không những gây ô nhiễm môi trường, gây độc hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, các chất hữu cơ có trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng, mất cân bằng hệ sinh thái.
"Việc sử dụng chế phẩm sinh học còn khắc phục được tình trạng đất và nước ở trong ruộng bị nhiễm phèn chua, hạn chế tối ta hiện tượng cây lúa bị nghẹt rễ, đồng thời giảm rõ rệt các đối tượng sâu bệnh hại lúa", bà Thuận nói.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết dự án, bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường Nông thôn cho hay, năm 2024, ngoài Thái Bình, Trung tâm Môi trường Nông thôn đã phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh: Thanh Hóa, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang khảo sát địa điểm, tổ chức triển khai xây dựng mô hình "Hội Nông dân ứng dụng công nghệ sinh học xử lý phế phẩm sau sản xuất nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường nông thôn".
Sau hơn 5 tháng triển khai dự án tại xã Minh Tân, thông qua các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn, chế phẩm vi sinh, mô hình đã nâng cao nhận thức và nắm vững kỹ năng ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm ra sau thu hoạch lúa cho các hộ tham gia, giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vật tư, tăng thu nhập trồng lúa.
Bà Thủy đề nghị, các hộ dân tham gia mô hình tiếp tục duy trì hiệu quả, lan tỏa tới các mô hình khác trên địa bàn huyện Kiến Xương, góp phần xây dựng làng quê đáng sống với cảnh quan môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Từ kết quả của mô hình tại xã Minh Tân, ông Bùi Quang Hộ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đề nghị Hội Nông dân huyện Kiến Xương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho người dân về cách thức xử lý rơm rạ, vận động hội viên nông dân sử dụng chế phẩm để xử lý rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón, góp phần giảm chi phí sản xuất, từng bước nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân trong bảo vệ môi trường nông thôn.
"Để không lãng phí nguồn tài nguyên và kinh phí từ việc đốt rơm rạ như hiện nay, rất cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, của các phòng, ban chuyên môn. Địa phương nên đưa việc không đốt rơm rạ sau thu hoạch vào hương ước, quy ước của làng, xã qua đó tạo cơ sở pháp lý, đồng thời tạo sự đồng thuận trong cả cộng đồng. Nhân rộng các mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch có hiệu quả", ông Hộ cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.