Nông nghiệp giữ vững kỳ tích giữa đại dịch Covid-19, vì đâu?
Nông nghiệp giữ vững kỳ tích giữa đại dịch Covid-19, vì đâu?
Khánh Nguyên
Thứ ba, ngày 05/10/2021 14:53 PM (GMT+7)
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, ngành nông nghiệp một lần nữa thể hiện rõ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế. Điều gì đã làm nên kỳ tích này?
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nông nghiệp là ngành duy nhất có tăng trưởng dương trong quý III năm 2021 và duy trì xuất siêu ở mức 3,3 tỷ USD. Đây là kết quả của sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt của Chính phủ, Bộ NNPTNT, sự phối hợp hiệu quả của các ngành chức năng và các địa phương, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong hành trình vượt khó.
Bài 1: Chưa từng có: Giữa dịch Covid-19, nông sản vẫn thu 35,5 tỷ USD
Đánh giá về những điểm sáng ấn tượng của ngành nông nghiệp trong 9 tháng năm 2021, giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định con số xuất khẩu nông sản ấn tượng 35,5 tỷ USD đã chứng tỏ sự nỗ lực của toàn ngành, thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất.
Nông sản thu 35,5 tỷ USD, giữ vững tăng trưởng dương
Báo cáo tại Họp báo thường kỳ quý 3/2021 của Bộ NNPTNT sáng 5/10/2021, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NNPTNT) đánh giá, 9 tháng năm 2021 ngành nông nghiệp phát triển tương đối tốt trên tất cả các lĩnh vực.
"Vai trò “trụ đỡ” nền kinh tế của ngành được nhìn thấy rất rõ trong năm 2020 cũng như 9 tháng năm 2021, xuất khẩu là điểm sáng toàn ngành" - ông Việt nhấn mạnh.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 3,5 tỷ USD, giảm 7,6% so với tháng 9/2020 nhưng tăng 4,8% so với tháng 8/2021.
Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, đạt trên 10,2 tỷ USD (chiếm 28,6% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc đạt gần 6,8 tỷ USD (chiếm 19,1% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với trị giá xuất khẩu đạt trên 2,4 tỷ USD (chiếm 6,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trị giá xuất khẩu đạt khoảng 1,6 tỷ USD (chiếm 4,3%).
Ông Việt nhận định, đóng góp vào tăng trưởng toàn ngành 9 tháng năm 2021 chủ yếu là lĩnh vực trồng trọt.
Chia sẻ với Dân Việt về những đóng góp to lớn của ngành trồng trọt vào tăng trưởng chung của ngành, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành vẫn đảm bảo sản xuất theo đúng khung lịch thời vụ, đảm bảo nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Linh hoạt mở rộng thị trường, nỗ lực kết nối tiêu thụ nông sản
Theo nhận định của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, một nét mới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2021 là sự linh hoạt trong mở rộng thị trường, kết nối tiêu thụ nông sản.
Theo đó, Bộ NNPTNT đã xây dựng và đưa vào vận hành hiệu quả website: http://htx.cooplink.com.vn; kết nối và tiêu thụ thành công sản lượng bình quân khoảng 300 - 400 tấn nông sản/ngày, cao điểm có ngày đạt trên 1.000 tấn nông sản; xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm thiết yếu cho Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hàng rào kỹ thuật, mở cửa thị trường. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá rủi ro đối với sản phẩm phụ phẩm sắn xuất khẩu sang Trung Quốc; kiến nghị với Trung Quốc sớm cho phép nhập khẩu trở lại các mặt hàng hoa quả tươi đã được phép xuất khẩu chính ngạch.
Thúc đẩy thương mại nông sản, mở cửa thị trường nông sản với các nước như Peru, Úc, Brazil, Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Nga, Séc… trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp.
Hỗ trợ các doanh nghiệp để xuất khẩu nông sản (đặc biệt: vải, nhãn, xoài, khoai lang, ớt đang vào vụ thu hoạch) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc,...
Nông sản quyết "gặt" đủ 44 tỷ USD
Đó là khẳng định của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch khi nói về mục tiêu chung của ngành nông nghiệp trong năm 2021.
“Xuất khẩu chắc chắn tự tin năm nay đạt 44 tỷ USD. Năm 2020, 3 tháng cuối năm xuất khẩu đạt 12 tỷ USD. Nếu tính năm nay giảm 20% so với cùng kỳ năm trước thì 3 tháng cuối năm nay đạt 10 tỷ USD, cả năm nay chắc chắn đạt được 44 tỷ USD” - ông Việt nói.
Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhận định, xuất khẩu đánh giá tính toán về con số sơ bộ là như vậy, tuy nhiên cũng có những vấn đề khó khăn cần lưu tâm, điển hình như nguồn nguyên liệu không còn, ảnh hưởng khống chế dịch bệnh cũng là bài toán.
“Để phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD đã quyết tâm giờ phải quyết tâm cao hơn nữa”, Thứ trưởng Bộ NNPTNT nói. Thứ trưởng Bộ NNPTNT xác định sẽ thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các thị trường Peru, Australia, Brazil, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga, Séc… trong khuôn khổ hợp tác nông nghiệp; hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản (nhãn, thạch đen, vải, nhãn, xoài, khoai lang, ớt… nông sản đang vào vụ thu hoạch) sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc,…
Đẩy mạnh hoạt động “Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”.
Hướng dẫn thực thi Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về thay đổi biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm khi xuất sang Trung Quốc.
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.