Nước cờ răn đe của Putin khi "trảm" tướng kinh tế

Thứ năm, ngày 17/11/2016 20:25 PM (GMT+7)
Bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như muốn truyền đi thông điệp rằng "không ai là không thể động đến" ở Nga.
Bình luận 0
nuoc-co-ran-de-cua-putin-sau-quyet-dinh-tram-tuong-kinh-te

Ông Alexei Ulyukayev là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters

Rạng sáng 15/11, Ủy ban Điều tra Nga bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev, 60 tuổi, với cáo buộc tham nhũng. Cùng ngày, một tòa án ở thủ đô Moscow ra lệnh quản thúc ông Ulyukayev tại nhà riêng trong hai tháng để phục vụ điều tra. Cuối ngày hôm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sa thải ông Ulyukayev vì "mất niềm tin", theo Washington Post.

Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan chuyên phụ trách các vụ án lớn, cho biết họ đang điều tra Ulyukayev sau khi "bắt quả tang" ông này hồi tháng trước nhận hối lộ hai triệu USD để phê duyệt thương vụ tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft mua lại 50 % cổ phần của Bashneft, một công ty dầu khí nhà nước nhỏ hơn, với giá 5 tỷ USD.

Theo Ủy ban Điều tra Nga, Ulyukayev đã đòi một đại diện từ Rosneft đưa tiền để ông định giá bán cổ phần của Bashneft thấp hơn giá thị trường cho Rosneft.

"Bị can lợi dụng quyền hạn để đe dọa gây khó khăn cho các hoạt động của Rosneft trong tương lai", Svetlana Petrenko, người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga, cho hay. Ulyukayev có thể đối mặt 15 năm tù giam nếu bị kết án. Ulyukayev đến nay là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời ông Putin.

Động thái răn đe

Một số người cho rằng vụ bắt giữ ông Ulyukayev là một nước cờ của Tổng thống  Putin nhằm răn đe các quan chức, trợ lý cấp cao.

"Bắt giữ một quan chức trung thành và quan trọng như Ulyukayev là một động thái mạnh mẽ mà mục đích trên hết là răn đe. Mọi người cần biết bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra với họ. Đây là thông điệp chính của vụ bắt giữ", Grigory Yavlinsky, lãnh đạo đảng Dân chủ Thống nhất Yabloko, viết trên Facebook.

Theo nhà chức trách, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã cài thiết bị nghe lén các cuộc điện thoại của Ulyukayev suốt nhiều tháng. Trong khi đó, Dmitry Peskov, người phát ngôn cho Tổng thống Nga xác nhận với phóng viên rằng ông Putin nắm rõ về cuộc điều tra ngay từ đầu.

"Có những cáo buộc rất nghiêm trọng và chỉ tòa án mới đưa ra được phán quyết", Peskov nói.

Giới lãnh đạo chính trị Nga hoan nghênh vụ bắt giữ. Ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Hạ viện, đánh giá động thái bắt giữ một quan chức cấp cao như Ulyukayev giúp truyền đi thông điệp rằng "không ai là không thể đụng đến" ở Nga.

Xung đột phe nhóm

nuoc-co-ran-de-cua-putin-sau-quyet-dinh-tram-tuong-kinh-te-1

Chủ tịch Rosneft Igor Sechin (phải) được đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn tới ông Putin. Ảnh: Reuters

Theo bình luận viên David Filipov từ Washington Post, thương vụ Rosneft mua lại 50 % cổ phần Bashneft đã gây ra bất đồng giữa các phe nhóm tại Điện Kremlin. Ông Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, cựu đồng nghiệp của Tổng thống Putin ở Cơ quan Tình báo Liên Xô (KGB), được cho là đã vận động quyền mua lại Bashneft.

Có ý kiến cho rằng cổ phần Bashneft phải nên bán cho các nhà đầu tư tư nhân chứ không phải một công ty nhà nước như Rosneft.

Ulyukayev, người nắm chức Bộ trưởng Kinh tế Nga từ năm 2013, phụ trách các vụ mua bán tài sản nhà nước, ban đầu phản đối thương vụ Rosneft thâu tóm Bashneft với lý do một công ty nhà nước mua lại một công ty nhà nước không phải tư hữu hóa.

Tuy nhiên, cuối cùng, ông phê duyệt thương vụ này trước sự thúc giục từ Tổng thống Putin. Ông Putin xem thương vụ thâu tóm trên như một biện pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách vốn đang trầm trọng bởi tình trạng giá dầu duy trì ở mức thấp.

Theo một số nhà quan sát, vụ bắt giữ bộc lộ những cạnh tranh gay gắt bên trong các phe nhóm bao quanh ông Putin.

Gleb Pavlovsky, cựu chiến lược gia của Tổng thống Putin, cho rằng điểm bất thường trong vụ việc lần này là ông Putin đã biết Ulyukayev bị điều tra ngay từ đầu nhưng vẫn không cách chức ông cho đến ngày 15/11.

Ủy ban Điều tra Nga nhấn mạnh dù Ulyukayev bị bắt giữ về tội nhận hối lộ nhưng thương vụ Rosneft mua lại Bashneft vẫn hoàn tất hợp pháp và không bị điều tra. Đây cũng là một điểm mà giới chuyên gia cho là không bình thường.

Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, là một trong những người quyền lực nhất ở Nga và cũng là người có ảnh hưởng tới Tổng thống Putin, David Filipov cho hay. Vì thế, Sechin chỉ cần nói với Tổng thống Putin rằng ông bị đe dọa moi tiền, mọi chuyện sẽ kết thúc.

"Chỉ có điên rồ mới đi vòi tiền hối lộ từ một người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước", Alexander Shokhin, Chủ tịch Công đoàn các Nhà tư bản Công nghiệp và Doanh nhân Nga, tổ chức vận động tư hữu hóa các công ty nhà nước để đưa nước Nga chuyển sang nền kinh tế thị trường, bình luận.

Ngăn chặn thách thức

Viết trên New York Times, bình luận viên Neil MacFarquhar nhận định vụ bắt giữ như một lời cảnh báo từ các cơ quan an ninh Nga rằng không ai được phép thách thức họ.

"Tôi nghĩ mục đích của toàn bộ câu chuyện này là dập tắt thách thức. Thông điệp được đưa ra là 'Đừng ngáng đường tôi', một thông điệp rất rõ ràng cho các thương vụ tương tự trong tương lai", cựu thứ trưởng năng lượng Nga Vladimir S. Milov, một nhà chính trị đối lập, nhận xét.

Theo MacFarquhar, với tư cách là người đứng đầu Rosneft, Igor Sechin đang quản lý khối tiền mặt trị giá tới 15 tỷ USD. Nếu Rosneft mua lại Bashneft, số tiền thu về sẽ được chuyển trực tiếp vào ngân khố quốc gia. Trong bối cảnh hai quỹ dự trữ của nhà nước đang cạn dần, chính phủ Nga muốn số tiền đó.

Milov đánh giá đối với Tổng thống Putin, "quỹ dự trữ quốc gia là thứ gì đó rất thiêng liêng. Ông Putin luôn nhắc đến chúng khi đề cập tới những khó khăn kinh tế. Chúng được sử dụng như một bằng chứng cho thấy nhà nước vẫn còn năng lực tài chính".

Tuy nhiên, Quỹ Dự trữ và Quỹ Thịnh vượng Quốc gia Nga giờ đây giảm xuống chỉ còn tổng cộng 104 tỷ USD so với  mức 160 tỷ USD hồi đầu năm ngoái. Hai quỹ trên dự kiến cạn tiền vào cuối năm sau, thời điểm ông Putin bước vào cuộc vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 4.

Khối tiền mặt từ Rosneft được cho là sẽ giúp kinh tế Nga kéo dài thời gian cầm cự đến khi giá dầu phục hồi và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây không còn nữa.

nuoc-co-ran-de-cua-putin-sau-quyet-dinh-tram-tuong-kinh-te

Ông Alexei Ulyukayev là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters

Rạng sáng 15/11, Ủy ban Điều tra Nga bắt giữ Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev, 60 tuổi, với cáo buộc tham nhũng. Cùng ngày, một tòa án ở thủ đô Moscow ra lệnh quản thúc ông Ulyukayev tại nhà riêng trong hai tháng để phục vụ điều tra. Cuối ngày hôm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sa thải ông Ulyukayev vì "mất niềm tin", theo Washington Post.

Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan chuyên phụ trách các vụ án lớn, cho biết họ đang điều tra Ulyukayev sau khi "bắt quả tang" ông này hồi tháng trước nhận hối lộ hai triệu USD để phê duyệt thương vụ tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft mua lại 50 % cổ phần của Bashneft, một công ty dầu khí nhà nước nhỏ hơn, với giá 5 tỷ USD.

Theo Ủy ban Điều tra Nga, Ulyukayev đã đòi một đại diện từ Rosneft đưa tiền để ông định giá bán cổ phần của Bashneft thấp hơn giá thị trường cho Rosneft.

"Bị can lợi dụng quyền hạn để đe dọa gây khó khăn cho các hoạt động của Rosneft trong tương lai", Svetlana Petrenko, người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga, cho hay. Ulyukayev có thể đối mặt 15 năm tù giam nếu bị kết án. Ulyukayev đến nay là quan chức cấp cao nhất bị khởi tố về tội danh tham nhũng dưới thời ông Putin.

Động thái răn đe

Một số người cho rằng vụ bắt giữ ông Ulyukayev là một nước cờ của Tổng thống  Putin nhằm răn đe các quan chức, trợ lý cấp cao.

"Bắt giữ một quan chức trung thành và quan trọng như Ulyukayev là một động thái mạnh mẽ mà mục đích trên hết là răn đe. Mọi người cần biết bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra với họ. Đây là thông điệp chính của vụ bắt giữ", Grigory Yavlinsky, lãnh đạo đảng Dân chủ Thống nhất Yabloko, viết trên Facebook.

Theo nhà chức trách, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã cài thiết bị nghe lén các cuộc điện thoại của Ulyukayev suốt nhiều tháng. Trong khi đó, Dmitry Peskov, người phát ngôn cho Tổng thống Nga xác nhận với phóng viên rằng ông Putin nắm rõ về cuộc điều tra ngay từ đầu.

"Có những cáo buộc rất nghiêm trọng và chỉ tòa án mới đưa ra được phán quyết", Peskov nói.

Giới lãnh đạo chính trị Nga hoan nghênh vụ bắt giữ. Ông Vyacheslav Volodin, chủ tịch Hạ viện, đánh giá động thái bắt giữ một quan chức cấp cao như Ulyukayev giúp truyền đi thông điệp rằng "không ai là không thể đụng đến" ở Nga.

Xung đột phe nhóm

nuoc-co-ran-de-cua-putin-sau-quyet-dinh-tram-tuong-kinh-te-1

Chủ tịch Rosneft Igor Sechin (phải) được đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn tới ông Putin. Ảnh: Reuters

Theo bình luận viên David Filipov từ Washington Post, thương vụ Rosneft mua lại 50 % cổ phần Bashneft đã gây ra bất đồng giữa các phe nhóm tại Điện Kremlin. Ông Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, cựu đồng nghiệp của Tổng thống Putin ở Cơ quan Tình báo Liên Xô (KGB), được cho là đã vận động quyền mua lại Bashneft.

Có ý kiến cho rằng cổ phần Bashneft phải nên bán cho các nhà đầu tư tư nhân chứ không phải một công ty nhà nước như Rosneft.

Ulyukayev, người nắm chức Bộ trưởng Kinh tế Nga từ năm 2013, phụ trách các vụ mua bán tài sản nhà nước, ban đầu phản đối thương vụ Rosneft thâu tóm Bashneft với lý do một công ty nhà nước mua lại một công ty nhà nước không phải tư hữu hóa.

Tuy nhiên, cuối cùng, ông phê duyệt thương vụ này trước sự thúc giục từ Tổng thống Putin. Ông Putin xem thương vụ thâu tóm trên như một biện pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách vốn đang trầm trọng bởi tình trạng giá dầu duy trì ở mức thấp.

Theo một số nhà quan sát, vụ bắt giữ bộc lộ những cạnh tranh gay gắt bên trong các phe nhóm bao quanh ông Putin.

Gleb Pavlovsky, cựu chiến lược gia của Tổng thống Putin, cho rằng điểm bất thường trong vụ việc lần này là ông Putin đã biết Ulyukayev bị điều tra ngay từ đầu nhưng vẫn không cách chức ông cho đến ngày 15/11.

Ủy ban Điều tra Nga nhấn mạnh dù Ulyukayev bị bắt giữ về tội nhận hối lộ nhưng thương vụ Rosneft mua lại Bashneft vẫn hoàn tất hợp pháp và không bị điều tra. Đây cũng là một điểm mà giới chuyên gia cho là không bình thường.

Igor Sechin, chủ tịch Rosneft, là một trong những người quyền lực nhất ở Nga và cũng là người có ảnh hưởng tới Tổng thống Putin, David Filipov cho hay. Vì thế, Sechin chỉ cần nói với Tổng thống Putin rằng ông bị đe dọa moi tiền, mọi chuyện sẽ kết thúc.

"Chỉ có điên rồ mới đi vòi tiền hối lộ từ một người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước", Alexander Shokhin, Chủ tịch Công đoàn các Nhà tư bản Công nghiệp và Doanh nhân Nga, tổ chức vận động tư hữu hóa các công ty nhà nước để đưa nước Nga chuyển sang nền kinh tế thị trường, bình luận.

Ngăn chặn thách thức

Viết trên New York Times, bình luận viên Neil MacFarquhar nhận định vụ bắt giữ như một lời cảnh báo từ các cơ quan an ninh Nga rằng không ai được phép thách thức họ.

"Tôi nghĩ mục đích của toàn bộ câu chuyện này là dập tắt thách thức. Thông điệp được đưa ra là 'Đừng ngáng đường tôi', một thông điệp rất rõ ràng cho các thương vụ tương tự trong tương lai", cựu thứ trưởng năng lượng Nga Vladimir S. Milov, một nhà chính trị đối lập, nhận xét.

Theo MacFarquhar, với tư cách là người đứng đầu Rosneft, Igor Sechin đang quản lý khối tiền mặt trị giá tới 15 tỷ USD. Nếu Rosneft mua lại Bashneft, số tiền thu về sẽ được chuyển trực tiếp vào ngân khố quốc gia. Trong bối cảnh hai quỹ dự trữ của nhà nước đang cạn dần, chính phủ Nga muốn số tiền đó.

Milov đánh giá đối với Tổng thống Putin, "quỹ dự trữ quốc gia là thứ gì đó rất thiêng liêng. Ông Putin luôn nhắc đến chúng khi đề cập tới những khó khăn kinh tế. Chúng được sử dụng như một bằng chứng cho thấy nhà nước vẫn còn năng lực tài chính".

Tuy nhiên, Quỹ Dự trữ và Quỹ Thịnh vượng Quốc gia Nga giờ đây giảm xuống chỉ còn tổng cộng 104 tỷ USD so với  mức 160 tỷ USD hồi đầu năm ngoái. Hai quỹ trên dự kiến cạn tiền vào cuối năm sau, thời điểm ông Putin bước vào cuộc vận động tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 4.

Khối tiền mặt từ Rosneft được cho là sẽ giúp kinh tế Nga kéo dài thời gian cầm cự đến khi giá dầu phục hồi và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây không còn nữa.

 

Hồng Vân (VNexpress)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem