Nước cốt dừa
-
Sở dĩ bánh tráng cù lao Mây nổi tiếng gần xa là do được làm thủ công, kết hợp với kỹ thuật truyền thống, đặc biệt gạo làm bánh phải là gạo lúa mùa nguyên chất, xay nhuyễn, tẻ nước kỹ, không sử dụng hóa chất. Sản phẩm làm ra luôn mịn màng, tròn, dày, không bị thủng lỗ...
-
Người dân vùng đất vùng Sóc Trăng – Bạc Liêu thường hay ngâm câu ca rằng: "Ăn miếng bánh tráng Bà Lèo/ Dẫu cho phải chịu đói nghèo cũng ưng".
-
Khó có thể thống kê có bao nhiêu dị bản của gỏi cuốn và đâu là nguyên gốc. Từ thực tế điền dã chúng tôi chỉ xin miêu tả món gỏi cuốn được nhiều người dân quê miệt Sóc Trăng – Bạc Liêu thường hay làm, hay ăn…
-
Từ xa xưa, khi vùng đất Cửu Long giang khẩn hoang, dựng làng mở chợ, người ta đã có thói quen thích ăn ngọt và béo. Có lẽ để bổ sung năng lượng cần thiết khi cơ bắp làm việc nặng nhọc như đào đất, phát cỏ, be bờ, … Vì thế, trong nghệ thuật ẩm thực của người nông dân miền Tây đường và nước cốt dừa, mỡ heo luôn có mặt trong hầu hết các món ăn. Nhưng tóp mỡ ngào đường lại là món ăn chơi mang đậm vị béo, ngọt đó.
-
Mỗi chiều đến, khi cả nhà ăn cơm xong, má chuẩn bị quang gánh ra ngồi nơi vỉa hè dưới ánh đèn đường để bán món quà vặt chuối nướng. Tôi lẽo đẽo theo sau má, tay xách những chiếc ghế cóc cho khách ngồi và giúp má những công việc lặt vặt…
-
Người miền Tây, hẳn ai cũng sẽ thuộc nằm lòng từ khi còn tuổi thơ bài đồng dao: "Bà ba bả bán bánh bò bông bả bị bót bắt bả bị bí ba bảy bửa..." rồi cùng cười ngặt nghẽo. Rồi cứ mỗi buổi sáng, những chiếc ghe chèo len lỏi vào kênh rạch rao vang tiếng người bán bánh: Ai ăn bánh bò nước cốt dừa hôn!
-
Bí rợ là thực vật thuở trước mọc hoang rải rác ở bìa rừng, sau này được con người đem về trồng trong vườn nhà. Dây bí bò mọc lan trên mặt đất, cho bông màu vàng tươi.
-
Có lẽ ngay từ những ngày đầu khai mở vùng đất mới, người miền quê đã biết tận dụng những thứ có sẵn để chế biến các món ăn chơi, vừa ngon miệng, vừa tăng thêm dư vị cho cuộc sống hàng ngày. Người ta đốn lá dừa nước, hái những lá mơ mọc hoang ấy về nhà để làm bánh – thứ bánh đơn giản: bánh nắn lá dừa nước.
-
Dân gian giải thích rằng ô là đen, môi là một bộ phận trên miệng người. Khi ăn loài trái này môi người từ đỏ hồng chuyển sang đen thẫm. Vì thế mà có tên gọi ô môi.
-
Ai có đi xa mới hiểu thế nào là cảm giác nhớ quê hương đến cháy bỏng, nhớ đến quay quắt đến tận cùng. Một chiều năm nào nơi đất khách, tôi ngồi lặng lẽ bên khung cửa sổ nhìn những hạt mưa rơi rồi bất giác nhớ đến Sài Gòn vào ngày mưa.