Nước cốt dừa

  • Ngày trước, dầu thực vật bán trên thị trường khan hiếm, người ta thắng dầu dừa để chiên, xào thức ăn. Dầu dừa cũng được dùng để cho những cô gái miền quê Tây Nam bộ xức tóc, làm đẹp.
  • Bông sen có hai màu, sen trắng hoặc sen hồng. Hình ảnh hoa sen rực rỡ "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là biểu tượng đẹp của một loài hoa đồng nội. Hoa sen là loại hoa dân dã nhưng cũng đẹp một cách kiêu kỳ, sang trọng... Bông sen khi thụ phấn sẽ tượng hình thành những búp sen.
  • Vịt là loại gia cầm được nuôi rất phổ biến trong mỗi gia đình của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc lấy trứng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau thì thịt vịt, lông vịt cũng góp phần không nhỏ trong việc phục vụ cho đời sống người dân quê.
  • Chuối là loại cây ăn quả, ngon và bổ. Vào quãng tháng Hai, tháng Ba trong lúc chờ trời mưa xuống, công việc đồng áng rảnh rang, người dân quê miền sông nước Cửu Long còn dùng chuối để làm món kem ăn chơi.
  • Vào những ngày này nếu có dịp du xuân về các huyện miền núi An Giang, bạn có thể tìm tới các nhà hàng trên vùng Bảy Núi để thưởng thức nhiều món ăn ngon đặc trưng như bò xào lá giang, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc… Nhưng hấp dẫn nhất phải kể tới là món heo rừng nấu mướp.
  • Nhớ những năm còn ở dưới quê, gia đình tôi lúc bấy giờ rất khó khăn, ba tôi là con trưởng ở nhà thờ họ, nên mọi việc cúng kiếng trong năm phải lo toan đủ mọi thứ. Tôi nhớ rõ, trong những ngày Tết, má tôi thường nấu nồi chè bà ba để cúng Phật và cúng ông bà. Đây là món chè truyền thống của gia đình tôi.
  • Tết đến, không cần cao sang, người dân miền Tây Nam bộ vẫn có thể tự chuẩn bị những món ăn, thức uống để đón một mùa xuân ấm cúng, đặc trưng hương vị miền quê. Chuối khô ngào đường là một trong số những món ăn như vậy.
  • Không biết tự khi nào, người dân Nam Bộ nói chung cũng như miền Tây nói riêng cứ tết đến, xuân về thì gói bánh tét bằng gạo lúa để cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên.
  • Món chè thập cẩm nấu toàn bằng trái cây, củ quả… thường được người dân quê miền Tây sông nước gọi là canh chay kiểm. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long mênh mông sóng nước, người dân quê thích nấu kiểm trong những bữa chay ngày sóc, vọng. Kiểm nấu để cúng Phật, cúng ông Địa, Táo quân, sau là ăn chơi vừa ngon vừa no bụng.
  • Ngày cuối đông rảnh rỗi, bà con miền Tây Nam bộ bắt đầu làm các món bánh để… nhâm nhi ba ngày tết. Ngoài những đĩa mứt gừng đã xào với chuối khô, những thùng bánh kẹp nướng, bánh in làm từ bột nếp,… người đồng bằng còn làm những cái bánh phục linh ngọt lịm từ bột mì tinh sẵn có.