Nước máy về, dân vẫn dùng nước suối

Thứ năm, ngày 29/07/2010 15:18 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Khi bà con ở các bản đã bắt đầu quen với việc dùng vòi vặn nước, thì dòng nước máy mát lành bỗng dưng dở chứng. Dòng chảy nhỏ đi, màu nước đục dần và kết quả là bà con bị cắt nước "đều đặn" hơn.
Bình luận 0
img
Có nước sạch nhưng bà con vẫn phải dùng nước suối.

Ngày vui...

Vào đúng thời kỳ nóng nhất của mùa hè năm 2008, chúng tôi tình cờ có mặt tại xã vùng cao Chiềng Khoa của huyện Mộc Châu và được vui cùng niềm vui của bà con các bản khi công trình nước sạch được bàn giao, đi vào hoạt động. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi bà con sẵn sàng ủng hộ nhân lực, nhường đất, nhường không gian để cán bộ kỹ thuật đào xới bắc ống nước.

Gần cả cuộc đời sống gắn bó với mảnh đất Chiềng Khoa, bà Vì Thị Xính (bản Khoòng Thái) không giấu được xúc động: “Lúc chưa có nước máy, nếu không dự trữ được nước mưa thì phải lấy nước đục ngoài mó về rồi chờ lắng xuống mới dùng được.

Chiềng Khoa chỉ là một trong nhiều xã của huyện Mộc Châu có công trình nước sạch chưa thực sự phát huy hiệu quả. Dù đã có công trình nước sạch, nhưng người dân vẫn khát.

Khổ nhất là những hôm trời mưa, đường trơn, gùi nước về gần đến nhà thì bị ngã, nhìn nước tràn lênh láng mà phát khóc. Còn mùa khô, nước suối, nước mó cạn, bà con phải nhường nhau từng ca nước sạch... Công trình nước máy đi vào hoạt động là món quà vô giá dành cho người dân cao nguyên Mộc Châu xa xôi này...

... Ngắn chẳng đầy năm

Nhưng niềm vui không lâu. Khi bà con ở các bản đã bắt đầu quen với việc dùng vòi vặn nước, thì dòng nước máy mát lành bỗng dưng dở chứng. Nào là dòng chảy nhỏ đi, màu nước đục dần, sự cố đường ống xảy ra thường xuyên và kết quả là bà con bị cắt nước "đều đặn" hơn. Bể ngay hiên nhà mà vẫn phải ra suối gánh nước về dùng.

Thế mới có cảnh, các bể nước bị bỏ hoang, rêu xanh bám miệng. Thi thoảng có nước thì cũng không thể dùng để ăn uống được vì hàm lượng vôi hòa tan trong nước quá cao. "Mang tiếng là nước sạch mà khi đun có một lớp váng, mùi nước tanh, để nguội có lớp cặn màu trắng đục khá dày dưới đáy cốc..." - chị Vì Thị Vinh ở bản Suối Tân, phân bua.

Chia sẻ về hiện tượng thất thường của công trình nước sạch, ông Hà Văn Đỡ - Phó Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Khoa cho biết: "Những sự cố liên quan đến đường dẫn nước về các bản có một phần không nhỏ trách nhiệm thuộc về ý thức của bà con.

Sau khi nhận bàn giao công trình nước sạch, chính quyền xã đã họp dân, xây dựng quy chế quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình nước, nhưng người dân đôi khi không chấp hành quy chế, tự ý sử dụng vô tội vạ theo ý mình...". Đó cũng là lý do khiến hệ thống van nước ở một số cụm bản như Khoòng Thái, Suối Tân... sau một thời gian hoạt động đã bị hỏng.

Và đương nhiên không ai chịu đóng góp tiền để mua van mới. Thậm chí có hộ phía đầu nguồn còn phá hỏng van, xả nước vào ruộng nhà mình, mặc cho người dân ở các bản phía cuối nguồn lao đao vì thiếu nước...

Chỉ những đường ống nước từ trên sườn núi xuống, anh Hoàng Khun- Phó Bí thư Đoàn xã lý giải: Tuổi thọ ngắn của những công trình cấp nước sạch ở vùng cao này có cả phần trách nhiệm của đơn vị thiết kế, đơn vị thi công và cả người dân.

Đơn vị thiết kế làm lỗ thoát nước quá nhỏ, bà con không đủ nước dùng nên tự ý đục cho lỗ to ra để nước chảy nhiều hơn. Đơn vị thi công có chỗ không làm đúng theo thiết kế (làm ống chìm - chôn dưới đất), nên trẻ trèo leo nghịch ngợm làm hỏng đường ống...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem