Thay vì nuôi bò cỏ truyền thống, nông dân huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi sang giống bò 3B nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Bò 3B là giống bò được mệnh danh là "siêu thịt", vóc dáng lớn, tỷ lệ thịt cao, trọng lượng lớn và bán được giá hơn bò cỏ...
Với việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà một trong những mục tiêu lớn là tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, thời gian qua tỉnh Gia Lai đã "trải thảm đỏ" thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào địa bàn tỉnh. Theo đó, đã có 1 "làn sóng" đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào nuôi heo, bò thịt...
Với ý chí phấn đấu vươn lên, cựu chiến binh Nguyễn Đình Tự (SN 1978), thôn Giành Cũ, xã Quý Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi bò 3B thương phẩm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm cho gia đình.
Cách thành phố Vinh gần 300km, Kỳ Sơn là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng với lợi thế về đất đai người dân đã đẩy mạnh phát triển đàn đại gia súc, qua đó, mang lại hiệu quả tích cực.
Hơn 20 năm nuôi bò trên thảo nguyên Tá Miếu, xã Sín Thầu, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, ông Chang Váng Sinh (dân tộc Hà Nhì) đã có một cơ ngơi mà nhiều người mơ ước với đàn bò hơn 200 con. Có lẽ ông là nông dân nuôi nhiều bò nhất Tây Bắc.
Thay vì chăn nuôi theo hướng truyền thống, trang trại Cát Lý do anh Thượng Thái Cát, thôn Mịch B, xã Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) làm chủ đã thực hiện mô hình nuôi bò 3B với quy mô trên 120 con, bước đầu đem lại hiệu quả, thu nhập cao.
Tận dụng cánh đồng cỏ bỏ hoang rộng mênh mông của nông trường, vợ chồng chị Hoàng Thị Hưng (xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh) nuôi bò thả rông. Đàn bò 150 con của chị Hưng ngoài ăn cỏ, còn được cho ăn rau, củ, quả thải.
Năm 2016, ông Trần Văn Danh ở xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đầu tư trang trại ứng dụng công nghệ cao nuôi bò vỗ béo, với quy mô 800 con.
Mô hình chăn nuôi đại gia súc (nuôi bò, nuôi ngựa) theo hướng tập trung của gia đình anh Nghiêm Xuân Vương ở thôn Minh Trang, xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã đem lại hiệu quả thiết thực, cho giá trị kinh tế cao, cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Nếu hỏi tên ông Đặng Xuân Nhàn, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) hẳn ít người biết đến, nhưng nếu nhắc đến ông Nhàn “bò” thì trong làng, ngoài xã chẳng mấy ai là không biết.