Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đặc biệt trong năm 2022, Hội Nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã triển khai chỉ tiêu về chuyển đổi đất lúa kém hiểu quả sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, từ đó tạo tiền đề để bà con mạnh dạng chuyển đổi phát triển kinh tế và hổ trợ vốn sản xuất để phát triển mô hình nuôi cá lóc đồng trong ruộng lúa.
Mô hình nuôi cá lóc đồng trong ruộng lúa không chỉ được nhân rộng mà tính hiệu quả kinh tế cũng bền vững hơn.
Ông Nguyễn Văn Kết (xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) chài cá lóc đồng nuôi trong ruộng lúa để kiểm tra kích cỡ, trọng lượng chuẩn bị thu hoạch, xuất bán cho thương lái.
Ông Nguyễn Văn Kết, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) là một trong những hộ tham gia trồng lúa kết hợp nuôi cá lóc đồng trong nhiều năm qua.
Ông Kết cho biết: Sau nhiều năm sản xuất độc canh cây lúa hiệu quả kinh tế không cao nên cần chọn một loại vật nuôi gì kết hợp để cải thiện điều kiện kinh tế gia đình.
Sau nhiều đêm suy nghĩ ông quyết định chọn cá lóc để nuôi. Do không có nhiều vốn nên mỗi vụ ông chỉ mua được khoảng 1.000 con cá lóc giống/ha. Số còn lại ông tận dụng từ nguồn cá lóc giống tự nhiên.
Sau khoảng 1 tháng rưỡi nuôi trong mùng lưới cá lóc đạt trọng lượng khoảng 100 gam, lúc này ông cho thả cá lóc ra ruộng lúa để tự kiếm thức ăn và giúp cá mau lớn hơn. Sau 6 tháng nuôi, khi thu hoạch lúa xong cũng là lúc ông chuẩn bị thu hoạch cá lóc đồng.
Ông Kết chia sẽ: “Cá lóc đồng nuôi kết hợp với trồng lúa thì hiệu quả khỏi phải nói, không chỉ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng mà hiệu quả kinh tế nó mang lại cũng khá cao....".
Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các lớp tập huấn kỹ thuật của Trạm khuyến nông, các hộ có kinh nghiệm nuôi cá lóc trước đồng thời chịu khó kiếm thức ăn cho cá nên cá lóc của ông mau lớn và cho hiệu quả kinh tế cũng cao. Nhờ vậy mà điều kiện kinh tế gia đình cũng được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, do bước đầu chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa có vốn để làm bờ bao nên nhiều hộ nuôi cá lóc đồng trong ruộng lúa gặp thất thoát mỗi khi có mưa lớn, nước dâng cao.
Năm 2022, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trạm khuyến nông huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã hỗ trợ cá lóc giống 50% và lưới chắn bờ bao cho các hộ nuôi cá nhằm trách thất thoát khi gặp mưa lũ. Đồng thời hướng dẩn các hộ nuôi cá lóc đồng lên bờ bao khá chắc chắn nên mô hình được đảm bảo phát triển khá tốt.
Hiện tại mô hình nuôi cá lóc đồng trong ruộng lúa đạt trọng lượng từ 300 – 400 gam/con Ông thu hoạch 1 ha cá lóc đồng được 200 kg với giá cá lóc bán cao nhất 90.000 đồng ông thu được 18.000.000 đồng trừ chi phí 2.000.000 đồng còn lãi 16.000.000 đồng/ha/ vụ.
Nuôi cá lóc đồng trong ruộng lúa là mô hình mới ở địa phương phù hợp với chỉ tiêu chuyển đổi cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân nuôi cá trên ruộng lúa.
Đồng thời, tiếp tục tạo mọi điều kiện về nguồn vốn để người dân đầu tư phát triển mô hình một cách hiệu quả và bền vững nhất, nhằm hướng tới thực hiện thắng lợi chỉ tiêu chuyễn đổi cây trồng vật phù hợp mang lại hiểu quả kinh tế cao góp phần xoá đối giảm nghèo ở địa phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.