Loài cá miền Tây dù đực hay cái đều "dính" chữ bầu trước nhiều vô số, nay hóa đặc sản, dân sành ăn săn lùng

Đông Hoàng tổng hợp Chủ nhật, ngày 22/01/2023 09:08 AM (GMT+7)
Trong vô số các loài cá đặc sản, đặc hữu của đồng bằng sông Cửu Long có loài cá trèn. Cá trèn miền Tây cũng có dăm bảy loại, thơm ngon nhất, được người sành ăn săn lùng nhất là cá trèn bầu.
Bình luận 0

“Con cá lưỡi trâu sầu đâu méo miệng; con cá trèn bầu nhiều chuyện sứt môi”, câu ca quen thuộc của người dân vùng sông nước miền Tây Nam bộ nói về loài cá quen thuộc, có đặc điểm riêng về mặt hình thể và mùi vị, không lẫn vào đâu được. 

Cá trèn thân hình mỏng dài, mềm, thịt ngọt và thơm. Đặc biệt là chúng có đầu dẹt, miệng trề... Loại cá này có nhiều trên sông, dễ đánh bắt bằng chài, lưới, dỡ chà...

Loài cá miền Tây dù đực hay cái đều "dính bầu" trước nhiều vô số, nay hóa đặc sản, dân sành ăn đang săn lùng - Ảnh 1.

Cá trèn bầu-một trong những loài cá đặc sản ngày càng hiếm ở miền Tây.

Tùy theo hình dáng, kích cỡ, cá trèn có những tên gọi khác nhau như: cá trèn lá, trèn mỡ,  trèn bầu... Trong các loại cá trèn, có thể nói con cá trèn bầu là ngon hơn cả vì thịt nhiều, ngon ngọt, ít xương. Ngoài 2 cục thịt nạc gù lên trên sống lưng, ta còn phải kể đến phần bụng (cái nọng) rất béo của cá.

Nhiều món ngon từ cá trèn bầu

Cá trèn rất dễ chế biến món ăn. Nếu là cá trèn lá (nhỏ con, mình dẹp, ít thịt) thì làm mắm hay lăn bột chiên dầm nước mắm tỏi ớt; còn những con lớn hơn như trèn kết, trèn bầu thì làm khô, kho mẳn (kho lạt), kho nghệ... Nhưng ấn tượng và phổ biến nhất có lẽ là món cá trèn kho tộ.

Loài cá miền Tây dù đực hay cái đều "dính bầu" trước nhiều vô số, nay hóa đặc sản, dân sành ăn đang săn lùng - Ảnh 2.

Cá trèn bầu thường là một trong những loại cá ngon, bán giá cao trong các hệ thống siêu thị, nhưng không phải lúc nào cũng có.

Cá mua ở chợ phải chọn cá tươi (con lớn mới béo, ngon) đem về làm sạch, để ráo. Ướp gia vị (đầu hành lá giã nhuyễn, muối, đường tán, đường thốt nốt càng ngon vì có mùi vị đặc trưng, bột ngọt, ớt, nước màu…) cho vừa khẩu vị, để cá ngấm khoảng 5 phút. Cho nước mắm ngon vào ngập xăm xắp với cá, nêm cho vừa ăn. 

Đặt tộ lên bếp với ngọn lửa liu riu cho đến khi nước cá sền sệt là nhắc xuống. Để cho nước cá có độ sánh hấp dẫn, trước khi nước cá hơi cạn thì cho thêm một ít nước cơm sôi vào. Cuối cùng, cho dầu ăn, một ít tiêu xay, vài trái ớt hiểm chín là xong...

Chỉ cần dùng đũa giẽ một miếng cá trèn cho vào miệng nhai chậm rãi, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt, béo của cá, vị thơm nồng của tiêu thấm dần vào vị giác... Và một miếng cơm nóng có chan miếng nước canh bầu vào “lùa” một hơi, đoán chắc bạn sẽ nhớ mãi món ăn dân dã miền sông nước này.

Vì sao cá trèn bầu bị vu vạ là thứ nhiều chuyện?

Bộ: Cá Chốt (tên khoa học là Siluriformes)

Họ: Cá trèn đá (tên khoa học là Siluridae)

Mẫu cá thu được có kích thước từ 6,9-14,5cm ứng với trọng lượng từ 2,9-105gr. Cỡ tối đa đạt 50cm.

Cá ăn các loài giáp xác, tôm, cua, ốc, giun đất, mùn bã, côn trùng và cá con. Cá di cư vào mùa mưa và sinh sản trên vùng ngập lũ. 

Cá được sử dụng để ăn tươi hoặc hun khói, có sản lượng nhiều, rất có giá trị kinh tế.

Loài cá miền Tây dù đực hay cái đều "dính bầu" trước nhiều vô số, nay hóa đặc sản, dân sành ăn đang săn lùng - Ảnh 3.

(Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007. Ảnh: Bành Thanh Tùng.

Chắc tại cá trèn là giống thích ngao du, có loại hàm dưới dài hơn hàm trên nên bị vu oan là thứ nhiều chuyện. Song cá trèn có công hùn vốn cho những bữa ăn bình dân đến tiệc sang trọng thêm thăng hoa.

Cá trèn là một trong những loại cá ngon ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hàng năm, cứ theo mùa nước lũ, cá trèn ở Biển hồ Campuchia lại xuôi dòng Mê Kông về hạ nguồn Đồng Bằng Sông Cửu Long sinh sôi phát triển. 

Tùy theo hình dáng, kích cỡ và trọng lượng, cá trèn có những tên gọi khác nhau: cá trèn lá, trèn mỡ, trèn kết (cá kết), trèn bầu… nhưng ngon nhất lại là trèn bầu (gọi là cá trèn bầu vì cá có một cái bầu phía trước bụng.), bởi cá thịt nhiều, ngon ngọt, ít xương. Ngoài 2 cục thịt nạc gù trên sống lưng, còn phải kể đến phần bụng béo ngậy của cá.

Cá trèn có thể chế biến nhiều món ngon. Nếu là cá trèn lá (nhỏ con, mình dẹp, ít thịt) thì làm mắm hay lăn bột chiên, giầm nước mắm tỏi ớt; những con lớn hơn như trèn kết, trèn bầu thì làm khô hay kho mắm (kho lạt), kho nghệ, kho tiêu…

Cá trèn lớn hoặc cá trèn bầu đem kho thì rất tuyệt. Có thể kho với rau răm như kho cá kèo hay kho với tóp mỡ để có vị béo thơm, cũng có người chỉ kho với nước mắm, sang thì cho chút thịt bằm… Cá trèn bầu ngon nhất chính là cái bầu (cái nọng) của nó, thịt nhiều, béo ngậy. Người ta còn có cá kho tộ rắc thêm nhiều hành, tiêu lên trên. Món này ăn với cơm gạo nàng hương chợ Đào thì ngon hết ý.

Cũng giống như với các loại khô khác, ưu điểm của loài khô cá trèn một nắng là thịt vừa dai vừa ngọt, đậm đà, không ngán. Nếu như các loại khô chạch, khô sặt và khô trèn mà phơi nhiều nắng, thịt sẽ cứng và dai, chất ngọt cũng giảm đi khiến cho mùi vị kém ngon.

Cá trèn là một lại cá sông có rất nhiều trên dòng Cửu Long, nhiều nhất là ở biển Hồ thuộc Camphuchia và các vùng thuộc sông Tiền và sông Hậu của Việt Nam. Hàng năm đến mùa nước nổi, cá từ biển Hồ theo dòng nước sông lớn đổ về Việt Nam. Bà con ngư dân khai thác đánh bắt loài cá nầy bằng cách chài, lưới, đặt dớn, dỡ chà... 

Vùng nước phân bổ loài cá trèn bầu

Cá trèn phân bố vào những vùng nước chảy chậm, ao hồ, kinh, rạch, thậm chí chúng còn vào đồng, nhờ những mùa nước nổi.

Cá Trèn bầu là loài cá dữ, trong tự nhiên thức ăn của cá có nguồn gốc từ động vật, cá có tập tính bắt mồi chủ động. Cá có tập tính di cư sinh sản. Cá đẻ chủ yếu vào mùa mưa.

Vào mùa nước nổi, trên những cánh đồng ngập nước, hoạt động bắt cá đồng đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân miền Tây. Vào mùa này, nước tràn về khắp cánh đồng mới xong mùa gặt, tràn lên bờ sông, con đường trũng thấp. 

Đây cũng là lúc những loại cá đồng xuất hiện, tụ hội kiếm ăn. “Cá đồng miền Tây” cái tên thật quen thuộc đối với người dân nơi đây, những loại cá này được chế biến thành các món ăn thơm ngon, mang hương vị đặc trưng và đó cũng là một phần kí ức quê hương cho những người con miền Tây gắn bó một thời.

Phải chuyển qua dù siêu bền để trị mấy em trèn bầu , trèn răng này thôi ! Cước ko chịu đc 2,3 cú táp của mấy ẻm. Chỉ sơ ý chạm vào môi thôi là ngón tay tứa máu như kiểu bị xăm thế này đây. Ai lỡ dại nhét tay vào mồm em nó thì xác định là hết cách rút ra nhé. 

Loài cá da trơn , ít xương ( chỉ có xương sống ) ăn mạnh như cá lăng , mồm to khỏi nói. Có thể câu lure lẫn câu mặt , câu đáy. Mồi đặc trưng là dế và giun , thỉnh thoảng ăn tép. Cá ăn theo đàn nên đôi khi có thể 1 lần kéo vào đến 4,5 em là chuyện thường. Kích thước đa dạng từ 2,3 ngón tay cho đến vài kg. Cá sống vùng nước chảy mạnh , cửa xả thuỷ điện , chân thác …

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem