Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chồn hương – loài vật, con đặc sản dễ nuôi
Trò chuyện cùng PV.Dân Việt, anh Quang cho biết, xuất thân trong một gia đình thuần nồng, từng trải qua nhiều nghề để mưu sinh, nhưng thu nhập bấp bênh, sau khi lập gia đình anh bắt đầu tính đến chuyện phát triển kinh tế cho riêng mình.
Năm 2018, trong một lần tình cơ xem ti vi anh thấy mô hình nuôi chồn hương đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó anh đã tìm hiểu, học hỏi qua sách báo, trên mạng internet và các hộ nuôi chồn hương.
Khi đã nắm bắt được kỹ thuật và đặc tính của loài vật nuôi này, anh đã mua 2 cặp chồn hương về nuôi thử, sau hơn 1 năm 2 cặp chồn hương giống phát triển khỏe mạnh và bắt đầu sinh sản. Từ đó, anh đã đầu tư hơn 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và nhân đàn.
Trại nuôi chồn hương của anh Quang có diện tích gần 200m2, chia làm 3 khu nuôi nhốt cá thể chồn giống, chồn sinh sản và chồn thương phẩm. Tùy giai đoạn phát triển, anh Quang sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1-2 hoặc nhiều con.
"Nuôi chồn nhìn chung rất dễ, ít tốn kém chi phí mà lại có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, tôi thấy công đoạn thuần hóa chồn con là vất vả nhất nhưng cũng rất thú vị. Bởi nuôi chồn con cực như chăm con mọn, phải thường xuyên trông nom, đều đặn cho bú sữa, chơi đùa với chúng để dần thuần hóa", anh Quang tâm sự về khó khăn trong những ngày đầu khởi nghiệp.
Nói về kinh nghiệm nuôi chồn hương hiệu quả, anh Quang chia sẻ, chồn là động vật hoang dã nên dễ nuôi, nhưng để phối giống thành công thì đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kiến thức và đặc tính sinh trưởng của nó.
Chồn 10 đến 12 tháng tuổi là bắt đầu giao phối, mang thai 60 ngày và sinh được 3-5 con (sinh từ 2-3 lứa/năm). Chồn con được tách mẹ sau sinh một tháng và bú sữa bình trong khoảng 45-60 ngày để thuần dưỡng.
Chồn hương là động vật ngủ ban ngày, kiếm ăn vào ban đêm. Bữa ăn chính vào khoảng 18h là cháo gạo nấu với đầu cá tạp, cho chồn ăn bổ sung chuối chín để có bộ lông mượt mà, thức ăn chỉ hết khoảng 1.000 đồng/con/ngày nên tiết kiệm chi phí. Thêm vào đó, chồn có sức đề kháng tốt nên ít khi bị bệnh, đỡ công chăm sóc.
Bệnh tiêu chảy rất thường gặp ở chồn nên phải chủ động phòng bệnh từ nhỏ và khi có triệu chứng thì nhanh chóng tách chuồng để tránh lây lan. Xây dựng chuồng trại cao ráo, yên tĩnh, thông thoáng để chồn thường xuyên leo trèo, vận động như trong tự nhiên để có sức khỏe tốt nhất.
Theo anh Quang, bản tính chồn hương ưa sạch sẽ, thoáng mát nên mỗi buổi sáng phải dội rửa, vệ sinh xung quanh chuồng trại…. Chậu uống nước, thau đựng thức ăn cũng phải rửa sạch, định kỳ mỗi tháng xổ giun cho chồn một lần để chồn háu ăn, mau lớn.
Thu lãi gần 200 triệu đồng/năm
Anh Quang cho biết thêm, nuôi chồn hương không cần diện tích rộng và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trung bình mỗi năm, một con chồn mẹ thuần dưỡng có thể sinh sản 2-3 lứa, mỗi lứa từ 2-6 con. Chồn giống nuôi 2 tháng là có thể bán với giá 7 triệu đồng/cặp, từ 3-4 tháng giá 8 triệu đồng/cặp, chồn hương thương phẩm có giá dao động từ 1,6-1,8 triệu đồng/kg.
"Hiện nay, trang trại nuôi chồn hương của tôi bình quân mỗi năm xuất bán khoảng hơn 40 con giống lẫn con thịt. Ngoài nuôi chồn hương tôi còn nuôi thêm bò và gần 2ha trồng chuối, sau khi trừ mọi chi phí trang trại của tôi cho lãi gần 200 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình tôi đã có thu nhập ổn định, không giàu nhưng cũng có của ăn, của để…", anh Quang phấn khởi.
Đặc biệt, trang trại nuôi chồn hương của anh Quang đã được cấp giấy phép nuôi của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam với các thông tin về xuất xứ và số lượng đàn cụ thể nên anh rất an tâm.
Nhờ chăm sóc tốt nên chồn hương giống và chồn thương phẩm của anh Quang đạt tiêu chuẩn nên nhiều người trong và ngoài tỉnh đến đặt mua, hàng không đủ để cung cấp.
Anh Quang dự tính mở rộng chuồng trại và tăng thêm số lượng đàn. Tuy nhiên, điều làm anh băng khoăng nhất là nguồn vốn.
"Thời gian sắp tới, tôi mong rằng các cấp, ngành quan tâm, tạo điều kiện cho những hộ nông dân như chúng tôi có cơ chế, chính sách vay vốn từ các nguồn ưu đãi để làm ăn, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế", anh Quang kiến nghị.
Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã Quế Phong cho biết: Mô hình nuôi chồn hương của anh Thái Hùng Quang là mô hình kinh tế điển hình của địa phương. Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Quang còn rất nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương cho những người dân có nhu cầu.
"Ở Quế Phong ngoài hộ anh Quang, còn nhiều hộ khác nhờ mô hình nuôi chồn hương mà vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống tiêu biểu như hộ anh Mai Văn Thành, Nguyễn Quý Phương…. Địa phương cũng đã xây dựng Tổ hội chồn hương Quế Phong, thời gian tới xã sẽ khuyến khích nhân rộng mô hình này để nâng cao thu nhập cho người dân", ông Sơn cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.