Trồng thứ cây cao chót vót, dân một làng cổ ở Quảng Nam bán từ quả cho tới bẹ lá, thu bộn tiền

Trương Hồng - Xứ Tiên Thứ hai, ngày 24/04/2023 14:12 PM (GMT+7)
Tổ hợp tác mo cau làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ từ mo cau. Đặc biệt là những chiếc dĩa, tô, chén, khay đựng trầu cau, đựng trái cây, bình hoa, túi xách, đôi dép và những bông hoa...
Bình luận 0

Theo thống kê của Phòng NNPTNT Tiên Phước, Quảng Nam, diện tích trồng cau trên địa bàn huyện khoảng hơn 1.000ha, trong đó diện tích đã cho quả hơn 500ha. Sản lượng mỗi năm đạt hơn 2.600 tấn quả cau tươi, giá cau tươi dao động 30 - 100 nghìn đồng/kg. Giá trị thu nhập từ quả cau và các sản phẩm phụ từ cau của toàn huyện đạt từ 100 - 150 tỷ đồng/năm.

Ngoài thu nhập cao từ trái cau ra, người dân ở đây còn tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc bằng chính những chiếc mo cau.

Trồng loại cây cao chót vót ngoài cho buồng trĩu quả, dân xứ Quảng còn tạo ra chén, dĩa, túi xách..., từ mo cau - Ảnh 1.

Tại huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) có đến hàng ngàn ha đất đang trồng cau. Ảnh: T.H

Nằm trong khuôn khổ Hội làng Lộc Yên lần thứ 2 năm 2023, mới đây tại nhà cổ ông Nguyễn Đình Mẫn, làng cổ Lộc Yên (thôn 4), xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã trình diễn nghề mo cau mỹ nghệ.

Xã Tiên Cảnh nói riêng, huyện Tiên Phước, Quảng Nam nói chung xưa nay là thủ phủ của cây cau. Đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu chính nên tổ hợp tác có nhiều lợi thế trong việc tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu tại địa phương, nhờ đó có thể giảm giá thành sản phẩm. Quy trình sản xuất các sản phẩm từ mo cau cũng không có nhiều sự phức tạp.

Trồng loại cây cao chót vót ngoài cho buồng trĩu quả, dân xứ Quảng còn tạo ra chén, dĩa, túi xách..., từ mo cau - Ảnh 2.

Chị em phụ nữ trong tổ hợp tác mo cau làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đang tạo các sản phẩm từ mo cau. Ảnh: X.T

Gần một năm trước đây, các thành viên tổ hợp tác được UBND xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, phối hợp với Dự án quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học Hà Nội về tập huấn về kỹ năng làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mo cau.

Bước đầu tổ hợp tác cũng gặp không ít khó khăn, còn khá mơ hồ không biết sản phẩm mình làm ra có được thị trường tiếp nhận hay không, tuy nhiên sau một thời gian đi vào hoạt động, các sản phẩm làm từ mo cau ngày hoàn thiện và bước đầu đã được mọi người biết đến với nhiều hình dáng xinh xinh. 

Chị Võ Thị Thu Thôi - Chủ nhiệm Tổ hợp tác mo cau làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam cho biết: "Tại Hội làng Lộc Yên vừa qua, các chị em trong tổ hợp tác mo cau đã tham gia trình diễn các làm các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ từ sản phẩm mo cau. Các chị em đã làm ra những chiếc dĩa, tô, chén, khay đựng trầu cau, đựng trái cây, bình hoa, túi xách, đôi dép và những bông hoa được làm từ những chiếc mo cau".

Trồng loại cây cao chót vót ngoài cho buồng trĩu quả, dân xứ Quảng còn tạo ra chén, dĩa, túi xách..., từ mo cau - Ảnh 3.

Một chiếc nón bằng sản phẩm mo cau sắp được hình thành. Ảnh: T.H

Cùng với những ngôi nhà cổ và sự thân thiện, hiếu khách của người dân, mo cau xứ Tiên đang định hình là một sản phẩm du lịch thân thiện môi trường được du khách thích thú. Hiện tại tổ hợp tác có 21 thành viên, mỗi thành viên làm một công đoàn khác nhau, và đã cho ra thị trường trên 20 mẫu sản phẩm như, chiếc dĩa, tô, chén, khay đựng trầu cau, đựng trái cây, bình hoa, túi xách, đôi dép và những bông hoa…

Các sản phẩm làm làm hoàn toàn từ bẹ, mo cau tự nhiên, thay thế hộp xốp, nhựa giúp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Tổ hợp tác cũng bắt đầu giải quyết lao động, tăng thu nhập cho các thành viên.

Chị Trương Thị Hồng Ánh, thành viên Tổ hợp tác mo cau làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Mới đây, thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã đến tham quan mô hình sản xuất mo cau của tổ hợp tác. 

Thứ trưởng cùng với đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã đánh giá cao về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ mo cau. Bộ NNPTNT cùng với sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho tổ hợp tác về máy móc như máy sấy mo cau và máy tướt sợi cau cũng như đầu ra sản phẩm làm từ mo cau". 

Trồng loại cây cao chót vót ngoài cho buồng trĩu quả, dân xứ Quảng còn tạo ra chén, dĩa, túi xách..., từ mo cau - Ảnh 4.

Hàng chục sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc từ mo cau ở Tiên Phước được sản xuất ra bán trên thị trường. Ảnh: T.H

Bà Nguyễn Thị Diệu Hải - Chủ tịch Hội LHPN xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam nói: "Để phát triển sản phẩm tử mo cau, Hội LHPN huyện thường xuyên quan tâm tạo điều cho cho chị em trong tổ hợp tác phát triển nghề làm mo cau mỹ nghệ, việc làm này vừa tranh thủ tận dụng thời gian nhàn rõi của chị em, vừa đem lại nguồn thu nhập cho họ.

Hiện tổ hợp tác mo cau đang xây dựng hướng đến thành lập Hợp tác xã để từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là tín hội vui để ản phẩm mo cau của tổ hợp tác có cơ hội được quảng bá, giới thiêu với khách hàng gần xa".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem