Nuôi ếch thịt ngồi dày đặc trong bể lót bạt, thò tay xuống đụng vô số, ở Long An dân đang giàu lên
Nuôi con vật ngồi dày đặc trong bể lót bạt, thò tay xuống đụng vô số, ở Long An dân bán 42.000 đồng/kg
Anh Thư–Vĩnh Hưng (Cổng TTĐT Đài PTTH Long An)
Thứ sáu, ngày 10/05/2024 13:51 PM (GMT+7)
Nhận thấy con ếch là loài vật dễ nuôi, dễ chăm sóc và có đầu ra ổn định nên nhiều thành viên của HTX Dịch vụ Thủy sản Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi ếch thương phẩm.
Nhận thấy con ếch là loài vật dễ nuôi, dễ chăm sóc và có đầu ra ổn định nên nhiều thành viên của HTX Dịch vụ Thủy sản Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) đã mạnh dạn phát triển mô hình nuôi ếch thương phẩm.
Nuôi ếch thương phẩm theo mô hình hợp tác xã tại xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Nông dân nuôi ếch ở đây bán giá 42.000 đồng/kg, bình quân lời 20%.
Được thành lập từ năm 2021 - HTX Dịch vụ Thủy sản Mỹ Thạnh Tây đã thực hiện hiệu quả trong việc nhân rộng quy mô nuôi ếch thương phẩm cho 10/10 hộ dân là các thành viên của HTX, trung bình mỗi bể nuôi sẽ có từ 500 cho đến 1.000.000 con ếch.
Ông Lê Văn Thông - Giám đốc HTX Dịch vụ Thủy Sản Mỹ Thạnh Tây (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) cho biết: “HTX được thành lập với mục đích tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con.
Đồng thời, HTX cung cấp con ếch giống, thức ăn, thuốc thủy sản với giá rẻ nhất, để bà con có được lợi nhuận cao. Ngoài ra, HTX còn hỗ trợ bao tiêu đầu ra sản phẩm ếch thịt thương phẩm cho các hộ thành viên...”.
HTX Dịch vụ Thủy sản Mỹ Thạnh Tây (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) nuôi ếch thương phẩm.
Mục tiêu quan trọng nhất của HTX là nuôi và sản xuất “ếch sạch” đến người tiêu dùng.
Do đó, tất cả thành viên đều nuôi ếch theo chuỗi khép kính, trong quá trình nuôi tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh, nhằm đảm bảo ếch thịt sạch hoàn toàn.
Hiện, giá ếch thương phẩm dao động từ 42.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi hộ sẽ lời khoảng 20% tổng doanh thu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định cuộc sống người dân nông thôn vùng biên giới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.