Theo ông Ngọc, nếu làm tốt cả năm không cần phải thay đệm mà chỉ cần bổ sung thêm trấu, mùn cưa rồi rắc men Balasa lên, vi sinh vật sẽ khử hết mùi và sinh vật có hại trong phân gà. Gà nuôi bằng công nghệ này lớn nhanh, thịt chắc và thơm ngon.
Với những kết quả đã đạt được, Trung tâm Khuyến nông Sơn La mong mỏi và kỳ vọng mô hình chăn nuôi trên nền ĐLSH sẽ được nhân rộng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai mô hình, mặc dù đã được cán bộ khuyến nông trực tiếp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sử dụng nhưng chỉ sau ít ngày là bà con không còn mặn mà nữa.
Nuôi gà bằng ĐLSH giúp gà phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Ảnh: Tuệ Linh
“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa có đánh giá cụ thể để bà con thấy rõ được mô hình hiệu quả như thế nào, nguồn ngân sách lại ít nên để thực hiện các mô hình quy mô lớn là rất khó. Ngoài một số mô hình đi cùng dự án, quy mô chăn nuôi ở Sơn La chỉ ở mức hộ gia đình nên khó áp dụng” - ông Ngọc cho biết thêm.
Nói về hiệu quả chăn nuôi gà trên nền ĐLSH, ông Tòng Văn Ký (bản Bó Cằm, xã Hua La, TP.Sơn La) cho biết: “Hiện gia đình tôi nuôi thử 100 con gà bằng công nghệ ĐLSH. So với cách chăn nuôi truyền thống sáng thả lên đồi tự kiếm ăn, tối tự về ngủ thì nuôi gà bằng ĐLSH giúp gà phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Nhưng không phải ai cũng hào hứng áp dụng mô hình này do công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa có đánh giá cụ thể để bà con thấy rõ được mô hình hiệu quả như thế nào” - ông Ngọc cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ lúc triển khai mô hình ứng dụng ĐLSH tại xã Hua La đến nay, một số hộ vẫn duy trì với số lượng nuôi từ 50 - 100 con gà; một số khác đã bỏ hẳn.
Bà Đinh Thị Anh – cán bộ khuyến nông xã Hua La cho biết: “Chăn nuôi gà trên nền ĐLSH có nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, không ô nhiễm môi trường, dịch bệnh rất ít, sức đề kháng cao, gà phát triển nhanh. Hiện nay, nhiều hộ vẫn nuôi nhưng chủ yếu chỉ để tự cung, tự cấp phục vụ gia đình là chính".
Chia sẻ về lý do nuôi gà bằng công nghệ ĐLSH vẫn chưa thật sự được bà con quan tâm, bà Võ Thị Vân Anh - Trưởng phòng Kế hoạch đào tạo Thông tin tuyên truyền (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La) cho biết, tập quán chăn thả của người dân nhất là đồng bào người dân tộc thiểu số ảnh hưởng lớn đến việc nhân rộng mô hình. Một lý do nữa là các nguyên liệu như mùn cưa, vỏ trấu không phải lúc nào cũng có sẵn, chưa kể chăn nuôi với số lượng lớn thì càng khó. Đây có thể là một trong những lý do khiến mô hình này vẫn chưa được nhiều nông dân đón nhận.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.