Từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi xuất chuồng giảm trong khi chi phí sản xuất tăng, lại tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh do thời tiết diễn biến phức tạp khiến người chăn nuôi lợn trong tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn. Nhiều trang trại, gia trại chỉ nuôi cầm cự, giảm đàn, thậm chí bỏ trống chuồng...
Hàng trăm hộ dân ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nhiều tháng nay rất lo lắng bởi chăn nuôi lợn vốn là một nghề truyền thống ở địa phương, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn do giá lợn hơi cả sụt giảm mạnh, nhiều hộ sản xuất cầm chừng.
Với khát khao thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, cộng với sự cần cù, ông Phạm Văn Toán, thôn Vạt, xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn, trồng rừng thu lãi 100 triệu đồng/năm.
Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có quy mô chuồng trại từ 500 đầu gia súc hoặc 20.000 đầu gia cầm trở lên phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trước tình trạng giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ngành chăn nuôi tỉnh Nam Định khuyến cáo người dân chủ động nắm bắt thị trường; không nâng đàn, không tăng số đầu lợn, không mở rộng quy mô chăn nuôi…
Do giá lợn hơi liên tục giảm dẫn đến các hộ chăn nuôi lợn ở tỉnh Hải Dương bị thua lỗ nặng nề. Hiện tại, nhiều người nuôi lợn bỏ chuồng không hẹn ngày nuôi trở lại, người cầm cự trong thấp thỏm lo âu, không biết cầm cự được bao lâu?
Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi chưa bao giờ gặp khó khăn như năm 2022 khi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, trong khi giá lợn hơi, thịt gia cầm lại giảm mạnh.
Khảo sát tại một số vùng chăn nuôi ở miền Bắc, phóng viên Báo NTNN ghi nhận thấy nhiều nông dân đang khốn đốn, nợ nần đầm đìa vì nuôi lợn. Có trường hợp nông dân phải bỏ nghề, trốn nợ lên thành phố mưu sinh.
Giá thành sản xuất tăng cao, trong khi giá lợn hơi xuất chuồng giảm sâu khiến cho người chăn nuôi ở tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn. Đa số các trang trại phải giảm đàn để chăn nuôi cầm cự.