Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trong "chuồng" trồng lúa tốt um?

Đỗ Thị Thùy Dương (Cổng TTĐT TTKN Hậu Giang) Thứ hai, ngày 15/07/2024 05:20 AM (GMT+7)
Sau khi xuất khẩu lao động về anh Lê Hoàng Lâm, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) chọn con đường khởi nghiệp bằng mô hình nuôi lươn, sinh sản lươn giống nhân tạo. Đó là hành trình không dễ dàng, vì chưa có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc nuôi lươn.
Bình luận 0
Sau khi xuất khẩu lao động về anh Lê Hoàng Lâm chọn con đường khởi nghiệp bằng mô hình sinh sản lươn giống nhân tạo. 

Đó là hành trình không dễ dàng, vì chưa có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc nuôi lươn, nếu không có sự nỗ lực, quyết tâm tìm tòi học hỏi và sự ủng hộ của người thân của anh nông dân thật thà ở ấp 10, xã Vị Trung đã đem lại thành công bước đầu với sự đam mê của mình.

Kể lại quá trình khởi nghiệp, ông Lâm cho biết, sau thời gian tìm hiểu các mô hình làm kinh tế hiệu quả, ông nhận thấy lươn là loài thủy sản rất được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao. 

Nên đầu năm 2020, ông quyết định chọn mô hình sinh sản lươn giống để khởi nghiệp, bước đầu là nuôi lươn sử dụng thức ăn công nghiệp (không bùn). 

Tuy nhiên, không nắm chắc được kỹ thuật để áp dụng vào thực tế. Thiếu kinh nghiệm, kế đến là con giống không đạt chất lượng do thu mua từ nhiều nguồn đánh bắt ngoài tự nhiên của người dân, hay lươn giống tự nhiên thuần dưỡng không đảm bảo nên sau khi thả nuôi, tỷ lệ hao hụt quá cao.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 1.

Anh Lê Hoàng Lâm, nông dân xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang bên những bể nuôi lươn sinh sản. Anh đang chia sẻ cách chăm sóc lươn đẻ trong các bể nuôi, trong bể nuôi lươn đẻ anh trồng lúa tốt um.

Không nản chí và sự đam mê, trong số lươn ấy ông chọn được 500 con lươn bố mẹ để sản xuất lươn giống. 

Khi đó ông cũng chưa có kinh nghiệm hay kỹ thuật gì cả nên ông cũng dành thời gian tìm tòi, học hỏi thêm về kỹ thuật từ cán bộ Khuyến nông xã, trên internet, báo, đài, mô hình sinh sản lươn giống. 

Lần nuôi này, bước đầu ông thành công nhưng hiệu quả chưa cao, nên ông càng quyết tâm hơn để vượt qua khó khăn, tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, mô hình sinh sản lươn giống của ông bước đầu có tín hiệu khả quan. Tỷ lệ trứng nở khá cao.

Hiện tại, diện tích nuôi lươn sinh sản nhà ông là 17 bể, trong đó có 3 bể vừa mở rộng, mỗi bể từ 20 - 50 m2. 

Ông Lâm cho biết thêm, với gần 5.000 con lươn bố mẹ đang sinh sản, những năm gần đây mỗi đợt sinh sản nhà ông sản xuất bán ra thị trường ít nhất từ 50.000 con đến hơn 200.000 con lươn giống, một năm lươn sinh sản 3-4 đợt, giá lươn bột 600 đồng/con; giá trên lồng (1000 con/kg) 1.800 đồng/con. 

Tổng thu mỗi đợt từ 90.000.000 - 360.000.000 đồng, sau khi trừ các chi phí mỗi đợt sinh sản lợi nhuận mang về từ 45.000.000 – 180.000.000 đồng.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 2.

Ông Phạm Hiếu Bỉnh (áo sơ mi, Tổ trưởng TKNCĐ) đang trao đổi với hộ nuôi lươn sinh sản ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Ông Lâm chia sẻ thêm, muốn sinh sản lươn giống thành công thì nguồn lươn bố mẹ nên mua từ các hộ nuôi ở các nơi khác nhau để tránh hiện tượng cận huyết và lươn khi mua về phải đạt từ 10 tháng nuôi trở lên và có trọng lượng từ 30g đến 100g là tốt nhất. Mật độ thả là 8 – 10 con/m2, không bố trí quá dày vì khi sinh sản lươn quậy ổ sẽ làm sụp đất trong bể.

Ông còn cởi mở tiếp lời, thời gian tới Ông sẽ tiếp tục mở rộng thêm vài bể lươn sinh sản hết phần đất nhà Ông để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Vì hiện tại nguồn lươn giống Ông không đủ cung cấp ra bên ngoài khi có đơn đặt hàng.

Ông Pham Hiếu Bỉnh (Tổ trưởng Tổ Khuyến nông cộng đồng) cho biết “Mô hình lươn giống của ông Lâm là một trong những bước đi đột phá. 

Dù nhiều lần gặp khó khăn nhưng ông Lâm vẫn kiên trì học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để đạt được thành công như hôm nay. Ông sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho người dân khi có nhu cầu nuôi lươn để tăng thêm thu nhập, góp phần giảm nghèo, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương”.

Hình ảnh khác của mô hình nuôi lươn ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 3.

Anh Lê Hoàng Lâm và Ông Phạm Hiếu Bỉnh bên khu ấp trứng lươn.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 4.

Ông Phạm Hiếu Bỉnh (Tổ trưởng TKNCĐ) xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang bên bể nuôi lươn sinh sản mới nhân rộng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem