Ông Dương Tiến Đường, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhờ mô hình chăn nuôi trâu kết hợp trồng chè, trồng keo Úc mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những đàn trâu rừng lang thang trong rừng thông tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) của đồng bào dân tộc Kơ Ho nhiều năm qua đã được đưa về chuồng trại nuôi tập trung, quy mô. Theo đó, nhiều hộ gia đình nuôi trâu tập trung đã khá giả, giàu có lên.
Với việc đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng chuồng trại, mua 250 con trâu vỗ béo và trâu nái sinh sản, trang trại của ông Nguyễn Quang Thông được xem là mô hình lớn nhất Hà Tĩnh.
Mặc dù đã được cảnh báo, hướng dẫn của ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng nhiều người vẫn chăn nuôi trâu, bò thả rông trong điều kiện mưa rét, nguy cơ trâu, bò bị ngã quỵ rất cao.
Trước dịch COVID-19, nghề vỗ béo trâu, bò rồi xuất khẩu sang Trung Quốc từng giúp nhiều gia đình ở huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) khá lên nhưng đến nay, chính công việc này đang khiến nhiều người dân lao đao.
Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Thanh (ở thôn 1, xã Ea Trul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) chỉ nuôi hai con trâu để làm sức kéo. Mấy năm gần đây, nhận thấy nuôi trâu sinh sản có hiệu quả kinh tế nên gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư tăng đàn.
Chị Sơn Thị Von, nông dân ở ấp Trung Thống, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) là hộ điển hình trong việc chịu khó, cần cù lao động vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ thực hiện mô hình nuôi trâu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghề chăn nuôi trâu mang lại hiệu quả kinh tế và là nguồn thu nhập lớn đối với người dân miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng hơn 1 năm trở lại đây, giá trâu liên tục hạ khiến người nuôi trâu thua lỗ.
Vào mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại, cũng là thời điểm nguồn thức ăn tươi cho đàn gia súc khan hiếm. Vì vậy, việc chủ động dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh cho gia súc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong mùa đông đang được các hộ chăn nuôi thực hiện ngay từ bây giờ.