Oanh tạc cơ Tupolev Tu-95: “Gấu Nga” vĩ đại trên bầu trời
Oanh tạc cơ Tupolev Tu-95: “Gấu Nga” vĩ đại trên bầu trời
Thứ sáu, ngày 26/07/2013 06:17 AM (GMT+7)
Sẽ là không quá nếu như nói rằng máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 (NATO định danh là “Bear”) là một biểu tượng sức mạnh và sự uy áp của Không quân Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev phát triển từ năm 1950.
Oanh tạc cơ này cất cánh lần đầu tiên vào năm 1952 và 4 năm sau, nó chính thức được biên chế vào Không quân Liên xô.
Tu-95 có kích thước "khổng lồ". Nó dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn.
Hiện tại, Tupolev Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn phục vụ trên thế giới.
Với 4 động cơ tuốc bin cánh quạt, oanh tạc cơ này có thể đạt tốc độ tới 925km/h.
Có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu, Tu-95 trở thành biểu tượng và sự uy áp của Không quân Nga trong thời gian Chiến tranh lạnh.
Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí. Các tên lửa không đối đất trong hệ thống vũ khí trang bị cho máy bay này là Kh-20, Kh-22, Kh-26, và đặc biệt là tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55.
Thông thường một phi hành đoàn của Tu-95 bao gồm 7 người: 2 phi công, 1 pháo thủ đuôi và 4 thành viên khác.
Theo một số tài liệu, hiện Không quân Nga còn khoảng 63 chiếc Tu-95 với nhiều biến thể.
Gần 60 năm phục vụ nhưng Tupolev Tu-95 vẫn chưa bị "nghỉ hưu". Dự kiến nó sẽ còn phục vụ trong Không quân Nga ít nhất là tới năm 2040.
Hào Ca (Tổng hợp) (Hào Ca (Tổng hợp))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.