Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Văn hoá-thể thao phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách

Lê Giang Thứ tư, ngày 10/01/2024 14:23 PM (GMT+7)
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, ngành văn hoá-thể thao TP.HCM phải tiếp cận dưới dạng kinh tế, tạo sự phát triển bền vững để ngành này phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách.
Bình luận 0

Sáng 10/1, tại Nhà hát TP.HCM, Sở Văn hoá Thể thao TP.HCM tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ngành văn hóa thể thao (VHTT). Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành VHTT thành phố không chỉ trong năm 2023, mà còn trong cả nhiệm kỳ, giai đoạn tiếp theo.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Văn hoá-thể thao phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách- Ảnh 1.

Các hoạt động văn hoá thể thao của TP.HCM đa dạng và đặc sắc. Ảnh: Lê Phương.

Thay mặt ngành VHTT, Giám đốc Sở VHTT TP.HCM, ông Trần Thế Thuận báo cáo thành quả mà ngành đã đạt được trong năm 2023. Các hoạt động nổi bật của ngành VHTT trong năm qua như: Tổ chức thành công Lễ hội Âm nhạc quốc tế Hò dô – lần thứ 3 năm - 2023; Tham dự SEA Games 32 tại Campuchia, Tham dự ASIAD 19 đem về nhiều thành tích vẻ vang cho TP. Điểm nhấn nổi bật trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế năm 2023... 

Ngành VHTT là một trong những ngành làm rất tốt công tác xã hội hoá. TP.HCM có nhiều hoạt động với kinh phí không nhỏ nhưng nhờ sự hỗ trự từ nguồn ngoài ngân sách đã giúp cho người dân, khách du lịch trong và ngoài nước được tham gia các hoạt động VHTT vui chơi giải trí có ý nghĩa. Có những hoạt động thu hút hàng triệu người. Điều đó cho thấy đời sống năng động và đa dạng về VHTT của TP.HCM.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Văn hoá-thể thao phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách- Ảnh 2.

Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể, TP.HCM vận dụng loại hình nghệ thuật này trong phát triển du lich. Ảnh: Lê Phương.

Mục tiêu chung của ngành trong năm 2023 là hoàn thiện các đề án phát triển ngành VH-TT của Thành phố, xây dựng môi trường văn hóa để nhân dân phát triển toàn diện, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố; đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi gia đình trong giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ; phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thể dục thể thao, nâng cao thể chất của người dân góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Văn hoá-thể thao phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách- Ảnh 3.

Vovinam được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: Lê Phương.

Tham dự Hội nghị, ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu chỉ đạo cho công tác của ngành VHTT TP.HCM thời gian sắp tới. Thay mặt Thường trực UBND TP.HCM, ông Dương Anh Đức ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, kết quả tập thể cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên, người lao động ngành VHTT TPHCM đạt được.

Ông cho biết: "Năm 2024 ngành VHTT TP.HCM tiếp tục nỗ lực, phát huy những thành tựu đã đạt được. Các loại hình văn hoá, loại hình thể thao được tổ chức chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn, mang lại giá trị về đời sống tinh thần cho người dân Thành phố và cả nước. Trong đó góp phần thúc đẩy 2 ngành công nghiệp quan trọng là công nghiệp văn hoá và kinh tế du lịch. Phải tiếp cận dưới dạng kinh tế, tạo sự phát triển bền vững để làm sao các ngành văn hoá, các môn thể thao không còn chỉ là ngành, môn xài tiền mà thay vào đó là tạo ra nguồn lực xã hội".

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Văn hoá-thể thao phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách- Ảnh 4.

Theo ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, ngành Văn hoá Thể thao phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách. Ảnh: Lê Phương.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng đã có những chỉ đạo nhiệm vụ cho Sở VHTT thực hiện trong năm 2024. Trong đó về lĩnh vực thể thao, ông Dương Anh Đức đã đưa ra yêu cầu rà soát, tăng cường phát triển thể thao thành tích cao song song với phát triển thể thao học đường.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: Văn hoá-thể thao phải tạo ra nguồn lực xã hội, chứ không phải xài tiền ngân sách- Ảnh 5.

Ngành VHTT TP.HCM nhận cờ thi đua của Bộ Văn hoá Thẻ thao và Du lịch. Ảnh: Lê Phương.

Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4853/QĐ-UBND về phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM đến năm 2030. Theo mục tiêu của đề án, dự kiên doanh thu của ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng (đến năm 2025 là 53.200 tỷ đồng, đóng góp 5,7% GRDP của Thành phố; đến năm 2030 là 94.800 tỷ đồng, đóng góp 7 – 8% GRDP). Đây là cơ hội để ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM xây dựng các sản phẩm văn hóa chủ lực, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế của văn hóa, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và gia tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem