Ông Lại Xuân Môn: "Gói tín dụng 100.000 tỷ là hướng đi đúng đắn"

P.V Thứ ba, ngày 04/07/2017 09:12 AM (GMT+7)
“Việc Chính phủ hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao và kèm theo đó là gói tín dụng 100 ngàn tỷ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi đúng đắn và kịp thời” – Chủ tịch TƯ Hội NDVN phát biểu khai mạc Hội thảo.
Bình luận 0

img

Chủ tịch Lại Xuân Môn cho rằng gói tín dụng 100.000 tỷ đầu tư cho nông nghiệp CNC là hướng đi kịp thời

Gỡ khó cho nông nghiệp công nghệ cao

Từ cuối năm 2016 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo cần phải có một gói tín dụng dành 100 ngàn tỷ với cơ chế vay ưu đãi, thuận lợi, thông thoáng nhất để khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.

Đây cũng là một trong những giải pháp chỉ đạo mang tính đột phá của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của nước ta, nhất là những mặt hàng chủ lực, có giá trị cao ở thị trường trong nước và thế giới trong bối cảnh Việt Nam tham gia một loạt các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới và nền kinh tế ngày càng có độ mở lớn hơn…

img

Toàn cảnh hội thảo.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 24.4.2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 813 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ. Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước mà nguồn vốn do các ngân hàng thương mại cân đối từ nguồn vốn huy động trên thị trường.

Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và ý kiến các chuyên gia thì xung quanh vấn đề hiểu như thế nào về nông nghiệp công nghệ cao; tiêu chí nào đánh giá, công nhận một dự án nông nghiệp công nghệ cao; vấn đề quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao; nguồn vốn bố trí cũng như các yêu cầu, quy định tiếp cận nguồn vốn, tiêu chuẩn của doanh nghiệp và người dân được vay vốn, tài sản đảm bảo, lãi suất, thời gian sử dụng vốn, hạn mức vốn vay chương trình tín dụng nông nghiệp công nghệ cao… vẫn đang có nhiều điểm cần phải được làm rõ hơn.

Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh: “Việc Chính phủ cam kết có một gói tín dụng 100 ngàn tỷ cho vay hỗ trợ và việc 8 ngân hàng thương mại đồng tình ủng hộ chủ trương của Chính phủ, dành số tiền hơn 100 ngàn tỷ đồng để cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0.5%/năm đến 1.5%/năm so với các chương trình cho vay khác đã mang đến nhiều hy vọng cho doanh nghiệp cũng như người dân làm nông nghiệp công nghệ cao nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, bền vững”.  

Cũng theo Chủ tịch Lại Xuân Môn, do đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo đúng các quy định về tín dụng thương mại. Vì vậy, việc doanh nghiệp, người dân tiếp cận được nguồn vốn này để khởi nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và việc sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao cho cả phía ngân hàng, doanh nghiệp và người dân, đồng thời đạt được mục tiêu phát triển được nền nông nghiệp công nghệ cao như mong muốn của Đảng, Nhà nước và người dân đã và đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, kế hoạch, dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Theo báo cáo kết quả sơ bộ, đến nay, tổng dư nợ cho vay ứng dụng công nghệ cao tại các ngân hàng thương mại đã đạt con số tương đối lớn là 32.339 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp). Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 21.700 tỷ đồng, chiếm 84%; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.300 tỷ đồng. Đây là con số bước đầu rất đáng phấn khởi.  

 Tiếp cận vốn đã thực sự thuận lợi cho khách hàng chưa?

Tuy đạt được kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi, nhưng theo chủ tịch Lại Xuân Môn cũng đặt ra một số vấn đề: “Việc tiếp cận nguồn vốn như vậy đã thực sự thuận lợi cho khách hàng chưa? Các tiêu chí và điều kiện cho vay như vậy đã phù hợp chưa? Còn gì khó khăn, vướng mắc không?

Việc đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao cần phải có nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài vì vậy phải có định hướng cho vay như thế nào; đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn cho các ngân hàng?”.

img

Hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp.

Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và ý kiến các chuyên gia thì xung quanh vấn đề hiểu như thế nào về nông nghiệp công nghệ cao; tiêu chí nào đánh giá, công nhận một dự án nông nghiệp công nghệ cao; vấn đề quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao; nguồn vốn bố trí cũng như các yêu cầu, quy định tiếp cận nguồn vốn, tiêu chuẩn của doanh nghiệp và người dân được vay vốn, tài sản đảm bảo, lãi suất, thời gian sử dụng vốn, hạn mức vốn vay chương trình tín dụng nông nghiệp công nghệ cao… vẫn đang có nhiều điểm cần phải được làm rõ hơn.

Một vấn đề nữa cần quan tâm là phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp là loại hình nhỏ và vừa; qua theo dõi, nắm bắt, chúng tôi nhận được nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cá thể thì việc tiếp cận gói tín dụng 100 ngàn tỷ đồng còn rất khó khăn? Họ có cơ hội tiếp cận không?; các đối tượng vay vốn bao gồm pháp nhân và cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất – kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch quy định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14.3.2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phù hợp không? có thuận lợi, khó khăn gì?...   

Để góp phần làm rõ những vấn đề nêu trên, từ đó có cơ sở đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, Cần tập trung thảo luận làm rõ và đi đến thống nhất 3 vấn đề lớn:

(1) Làm rõ nội hàm các khái niệm trong các Nghị định, quyết định về gói tín dụng 100 ngàn tỷ đồng:

- Đối tượng được hưởng từ gói tín dụng 100.000 tỷ đồng.

- Những ưu đãi của gói tín dụng như thời gian vay, lãi suất vay…

- Thủ tục ngân hàng: điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng…

(2) Vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc khơi thông dòng chảy nguồn vốn 100 ngàn tỷ:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ những chính sách, khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao, điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

- Các hộ gia định nông dân cá thể muốn sản xuất sạch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiếp cận nguồn vốn như thế nào?

- Vai trò của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong việc giải ngân. Làm rõ nội hàm các khái niệm vệ lãi suất cho vay, tài sản bảo đảm, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới đối với các khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân về khách quan; Về quy định chuyển tiếp, đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Quyết định số 813 có hiệu lực…

- Vai trò của Bộ Công thương trong việc phát triển thị trường bảo đảm sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được tiêu thụ ra sao?.

- Vai trò của Hội nông dân Việt Nam trong việc hướng dẫn nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao…

(3) Kinh nghiệm tiếp cận tín dụng ngân hàng:

- Các Doanh nghiệp đã được tiếp cận gói 100 ngàn tỷ nêu lên những kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi vay ngân hàng.

- Kinh nghiệm thẩm định các dự án để cho vay của các ngân hàng thương mại….

- Những khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong việc đáp ứng các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và những vướng mắc, rào cản trong việc cấp giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…

- Vấn đề tiêu thụ nông sản sạch, nông sản công nghệ cao có thuận lợi, khó khăn gì…?, tổng quy mô dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao như thế nào cho sát với thị trường tiêu thụ, tránh hiện tượng dư cung dẫn đến khủng hoảng thừa?....

Vẫn cần những tiêu chí, điều kiện cụ thể

Tuy đạt được kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi, nhưng theo chủ tịch Lại Xuân Môn cũng đặt ra một số vấn đề: “Việc tiếp cận nguồn vốn như vậy đã thực sự thuận lợi cho khách hàng chưa? Các tiêu chí và điều kiện cho vay như vậy đã phù hợp chưa? Còn gì khó khăn, vướng mắc không?

"Nông nghiệp Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào thời kỳ với nền kinh tế thị trường và Hội nhập đã bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, việc Chính phủ hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao và kèm theo đó là gói tín dụng 100 ngàn tỷ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi đúng đắn và kịp thời, song việc này cũng còn nhiều gian nan phía trước" - Chủ tịch Lại Xuân Môn cho biết.  

Để đi đến thống nhất cách hiểu về gói tín dụng 100 ngàn tỷ đồng, về khái niệm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và các tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, hạn mức, thời gian và lãi suất cho vay nhằm khai thác có hiệu quả gói tín dụng này… Cần nhiều ý kiến góp ý, nêu cho được các giải pháp giải quyết những vấn đề nêu trên từ các chuyên gia, các nhà quản lý và nhất là từ phía các nhà doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại để nước ta phát triển thành công nền nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, thân thiện với môi trường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem