Theo đó, cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến cá tra phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng các điều kiện như được cấp chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam trên; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương chứng nhận...
Đối với việc chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh, cơ sở phải sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của nước nhập khẩu; tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10%; hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm.
Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng đã được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận.
Nghị định 36 quy định, thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá tra phải có cơ sở chế biến cá tra đáp ứng điều kiện quy định; trường hợp không có cơ sở chế biến thì phải có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua sản phẩm cá tra tại cơ sở chế biến cá tra đáp ứng điều kiện quy định. Đồng thời, các thương nhân này phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội Cá tra Việt Nam theo quy định.
Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận. Nghị định cũng quy định rõ thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá tra nếu vi phạm các quy định tại nghị định, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn bị đình chỉ xuất khẩu lô hàng sản phẩm cá tra không đạt yêu cầu...
V.Đ (V.Đ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.