Khi được hỏi về tác động của phát hiện này đối với sức khỏe con người, Ruben Donis, Trưởng phòng Virus và Vắc - xin phòng cúm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết “Vẫn còn quá sớm để kết luận chủng virus mới ở loài dơi có thể gây nguy hiểm cho con người”.
Virus mới được phát hiện ở loài dơi vai vàng ăn quả sống ở Guatemala. Đây là virus thuộc dòng virus cúm nhóm A, xuất hiện chủ yếu ở loài chim và một số động vật như lợn, ngựa, hải cẩu và cá voi.
Hiện tại, khoa học chưa phát hiện loài dơi mang virus cúm đến cho con người, tuy nhiên chúng là con vật đã từng được phát hiện mang một số bệnh truyền nhiễm đến các loài động vật khác và con người như: hội chứng suy hô hấp cấp (SARS), bệnh dại và virus xuất huyết Marburg. Với sự phân bố rộng rãi khắp toàn cầu, lối sống và khả năng di chuyển đến khoảng cách xa đã khiến cho loài dơi có khả năng phát tán virus cao.
Các nhà nghiên cứu không cho biết các thành phần từ virus cúm dơi có thể kết hợp và phù hợp với một loại virus cúm ở người (một loại virus H1N được phân lập vào năm 1933). Điều này có nghĩa là loại virus ở dơi có thể tham gia vào một quá trình gọi là tái phân loại, ở đó các loại virus cúm khác nhau cùng lây nhiễm tế bào, tạo ra một loại virus mới với các thuộc tính mới. Quá trình này tương tự như quá trình đã từng tạo ra đại dịch cúm lợn năm 2009.
Theo Donis, các nhà khoa học không thể biết trước liệu một đại dịch cúm mới có xảy ra trong tự nhiên không. Bởi quá trình này muốn thực hiện được thì đòi hỏi virus cúm dơi và virus cúm ở người cùng tấn công vào cùng một cá thể động vật tại cùng một thời điểm.
Tố Nguyên
Theo Livescience
Vui lòng nhập nội dung bình luận.