Ngày 24.1, tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ
đầu giữa tháng 12.2013 đến nay, nhiều đoàn kiểm tra liên ngày về an toàn thực
phẩm (ATTP) Tết Nguyên đán 2014 đã phát hiện nhiều thực phẩm quá hạn, không rõ
nguồn gốc, có sử dụng phụ gia độc hại…
Phát hiện nhiều bánh kẹo quá hạn, mứt không rõ
nguồn gốc được bày bán trong dịp Tết (Ảnh minh họa).
Cụ thể, tại tỉnh Ninh Bình, 3 Đoàn kiểm tra liên
ngành do Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì
đã tiến hành 30 cơ sở (trong đó 14 cơ sở sản xuất; 13 cơ sở kinh doanh, 3 cơ sở
dịch vụ ăn uống) nhưng đã phát hiện tới 10 cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 33,3% so
với tổng số cơ sở được kiểm tra).
Các vi phạm chủ yếu của cơ sở là: kinh doanh
hàng thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ/kinh doanh hàng nhập lậu; không bảo
đảm điều kiện bảo quản ATTP theo quy định, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP, chưa khám sức khỏe và học tập kiến thức về ATTP đầy đủ theo quy
định, sản xuất kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng, hàng quá hạn sử dụng.
Đoàn kiểm tra đã phạt tiền 9 cơ sở, phạt cảnh cáo 1 cơ sở. Đồng thời phạt bổ
sung và yêu cầu cơ sở khắc phục hậu quả như: tịch thu 50 kg nho khô, 375 lon
nước giải khát bò húc, 14 kg bánh đa nem, 13 gói bánh quy vừng không rõ
nguồn gốc xuất xứ; tiêu hủy tại chỗ 57 kg kẹo bắp quá hạn sử dụng; buộc cơ sở
tự tiêu hủy 22 kg giò có sử dụng phụ gia hàn the độc hại; và buộc cơ sở khắc
phục về ghi nhãn sản phẩm của 2000 hộp cơm cháy có nội dung tem nhãn chưa đúng
quy định.
Tại
Nam
Định, đoàn kiểm tra cấp tỉnh và huyện cũng kiểm tra được 1.326 cơ sở (trong
tổng số hơn 11.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn). Các đoàn
đã phát hiện tới 271 cơ sở không đạt ATTP (chiếm 20,4%). Các vi phạm chủ yếu là
điều kiện vệ sinh cơ sở, một số cơ sở nhỏ lẻ, chật hẹp, trang thiết bị, dụng cụ
đã cũ, người tham gia sản xuất chế biến chưa được khám sức khỏe, chưa được học
tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, đoàn kiểm tra cũng đã
phát hiện nhiều bánh kẹo đã hết hạn sử dụng, bánh phở có chứa formol, giò có
hàn the, phụ gia không rõ nguồn gốc… Nhưng tại Nam Định chỉ có 47 cơ sở vi phạm
an toàn thực phẩm bị xử lý, 20 cơ sở bị cảnh cáo, trong đó chỉ 2 cơ sở bị đình
chỉ và 5 cơ sở bị phạt tiền, còn lại 15 cơ sở khác bị buộc tiêu hủy sản phẩm vi
phạm.
Cùng thời gian, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 23 đoàn kiểm tra ATTP cấp tỉnh
14 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP cấp huyện và 186 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP
cấp xã. Đã có gần 2.500 cơ sở được kiểm tra, trong đó có 2.002 cơ sở đạt yêu
cầu ATTP; số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính là 118 cơ sở (chiếm 4,74%) trong đó lập biên bản nhắc nhở 28 cơ sở, cảnh
cáo 18 cơ sở, phạt tiền 72 cơ sở; tiêu hủy sản phẩm thực phẩm của 22 cơ sở với
28 loại sản phẩm. Trong quá trình thanh, kiểm tra các đoàn đã tập trung xét
nghiệm nhanh 934 mẫu thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm và phát hiện thấy
85 mẫu không đạt yêu cầu ATTP.
Diệu Linh (Diệu Linh)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.