Nông dân lo lắng
Đồng Nai hiện có 3.800ha mít đang đến kỳ thu hoạch, hơn 60% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc. Mít của ông Nguyễn Văn Tươi, xã Suối Nho (huyện Định Quán), phần lớn cũng đi sang nước này. Nhiều năm trước, ông đã chuyển đổi hơn 1ha vườn điều già cỗi sang trồng mít lá bàng. Việc này mang lại nhiều lợi nhuận và đỡ tốn công chăm sóc.
Năm nay, ông chuẩn bị cho đợt hái trái từ mùng 6 tết. Nhưng từ mùng 4, dịch cúm do virus Corona bùng phát, mít đến nay chưa cắt được. “Mọi năm giá tầm 14.000-15.000 đồng/kg, nay chỉ còn 4.000 đồng/kg, nhiều người lo lắng chưa biết tính sao” - ông Tươi nói.
Tại huyện Xuân Lộc, nơi trồng nhiều thanh long của tỉnh Đồng Nai, hiện thương lái đang thu mua với giá 4.000-6000 đồng/kg trong khi chi phí sản xuất đã lên đến 10.000 đồng/kg. Còn với thanh long chong đèn – sản phẩm chính trong vụ này, giá bán phải trên 25.000 đồng/kg mới có lợi nhuận.
Tỉnh Bình Thuận đang triển khai các giải pháp tiêu thụ thanh long giúp nông dân. (ảnh tư liệu)
Nông dân Lâm Ngọc Thái (ở xã Xuân Hưng) cho biết, để cho 1 tấn trái trên 1ha thanh long chong điện phải tốn cỡ 30 triệu đồng. Giá bán hiện nay đang khiến nhiều người lỗ trắng.“Nhưng đây là dịch bệnh thì đành chấp nhận. Hiện một số thương lái cũng đang mua về rồi trữ đông chờ tín hiệu tích cực từ thị trường” – ông Thái chia sẻ.
Nếu như năm 2018, tỷ lệ thanh long xuất khẩu ngoài Trung Quốc của tỉnh Bình Thuận đạt khoảng 20% thì theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ này chỉ còn 10%. Điều này cho thấy, sự phụ thuộc vào một thị trường của loại đặc sản này quá lớn. |
Cũng tại huyện Xuân Lộc, hàng trăm ha xoài Đài Loan đang mùa thu hoạch cũng nằm dài chờ đợi trong vườn. Ông Lưu Quang Trường (ở xã Xuân Hưng) kể, tính bán xoài ngay dịp sau tết nhưng dịch cúm Corona khiến việc thu hoạch, mua bán đình trệ.
Ông Trường cho biết, ngoài xoài chín, trong vườn vẫn còn khoảng 10 tấn trái đang già. Giờ ai mua nhiều, mua ít hay mua giá nào cũng bán. Chỉ mong sớm tìm được phương thức tiêu thụ từ nay đến hết mùa, giá cải thiện để bà con đỡ vất vả.
Ông Trần Đình Lai - Chủ tịch UBND xã Xuân Hưng cho biết, trước mắt, địa phương vẫn đang động viên bà con tiếp tục thu hoạch, chăm sóc vườn, cố gắng tận dụng các hình thức tiêu thụ trên thị trường. Đồng thời tham mưu cấp huyện tìm biện pháp hỗ trợ cho bà con chứ cấp địa phương cũng khó giải quyết được vấn đề nan giải này.
Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cũng cho biết đang tham mưu UBND tỉnh vận dụng các chính sách hiện có để hỗ trợ nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn.
Về lâu dài, Đồng Nai đang lên kế hoạch mở rộng kênh tiêu thụ nông sản. "Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào lĩnh vực chế biến nông sản để tăng cường thu mua sản phẩm ở vùng nguyên liệu, chế biến và nâng cao giá trị sản phẩm" - ông Vinh chia sẻ.
Quả ngon vẫn phụ thuộc chợ biên giới
Đó là một nghịch lý của nhiều loại nông sản Việt Nam, trong đó có thanh long. Thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho thấy, ngoài Trung Quốc, thanh long Bình Thuận đã vươn tới thị trường EU, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, UAE…
Tuy nhiên, lượng xuất sang các quốc gia này còn chiếm tỷ trọng rất thấp, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Nếu như năm 2018, tỷ lệ thanh long xuất khẩu ngoài Trung Quốc của tỉnh Bình Thuận đạt khoảng 20% thì theo báo cáo mới nhất, tỷ lệ này chỉ còn 10%. Điều này cho thấy, sự phụ thuộc vào một thị trường của loại đặc sản này quá lớn.
Tại huyện Xuân Lộc, nơi trồng nhiều thanh long của tỉnh Đồng Nai, hiện thương lái đang thu mua với giá 4.000-6000 đồng/kg trong khi chi phí sản xuất đã lên đến 10.000 đồng/kg. Còn với thanh long chong đèn – sản phẩm chính trong vụ này, giá bán phải trên 25.000 đồng/kg mới có lợi nhuận. |
Theo lý giải của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thanh long, chi phí vận chuyển, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, khó khăn trong bảo quản đang là những rào cản để thanh long Bình Thuận vươn tới những thị trường như EU, Mỹ.
Trong khi đó, mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ tới 600.000 tấn thanh long, hệ thống đường biên giới rất dài với Việt Nam tạo điều kiện cho quá trình thông thương giữa hai bên.
Hiện, tại các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc, vẫn còn 500 xe thanh long của tỉnh Bình Thuận đang chờ thông quan, tổng sản lượng thu hoạch thanh long của tỉnh trong tháng 2 là 44.586 tấn.
Hiện, có 6 đơn vị như Big C, VinMart, Lotte Mart, Co.op Mart… đã thông báo sẽ mua thanh long Bình Thuận với số lượng dự kiến 120 tấn/ngày.
Ngoài ra, Sở Công Thương TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng đang giới thiệu 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Môn, Hóc Môn, các doanh nghiệp thành viên hỗ trợ tiêu thụ thanh long Bình Thuận.
Tại hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ thanh long mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai yêu cầu các ngành chức năng, doanh nghiệp, hiệp hội phải làm nhanh 6 việc để tiêu thụ kịp số thanh long này.
Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ thuê những kho lạnh đủ điều kiện tạm trữ thanh long, chính sách hỗ trợ tiền điện cho các chủ kho lạnh.
Thứ hai, rà soát các đơn vị, người dân trồng thanh long vay vốn ngân hàng bị rủi ro do ảnh hưởng dịch bệnh Corona để hỗ trợ kịp thời.
Thứ ba, lựa chọn những đơn vị có kho lạnh tạm trữ đáp ứng các tiêu chuẩn như có uy tín với nông dân, thị trường, ngân hàng, chính quyền địa phương để hưởng chính sách.
Thứ tư, rà soát tình hình thu hoạch, sản xuất thanh long, hướng dẫn nông dân thực hiện hợp lý, cộng thêm dự báo, cập nhật thông tin giá cả thị trường liên tục để nông dân bán được giá đúng, nhất là khi giá đã tăng.
Thứ năm, tổ chức củng cố lại sản xuất theo chuỗi liên kết trên tinh thần phát huy bảo quản, chế biến, thu mua xuất khẩu thanh long.
Thứ 6, phải kết nối để các doanh nghiệp kinh doanh thanh long tại tỉnh với các đơn vị mua thanh long ký kết hợp đồng ba bên ngay trong 1-2 ngày tới.
Xuất khẩu bằng đường biển ít ảnh hưởng Hai thị trường chính của Trung Quốc hiện là thị trường truyền thống và thị trường siêu thị, thương mại điện tử. Trong đó, thị trường truyền thống là phân khúc bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả vì dịch virus Corona. Đối với hàng hoa quả nói riêng và nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung, truyền thống của Việt Nam là xuất tươi và xuất bằng đường bộ. Do đó, việc cửa khẩu Việt - Trung tạm ngừng trệ trong một số ngày qua do tâm dịch virus Corona chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu nông sản Việt. Tại một số quốc gia khác, hoạt động xuất khẩu bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn thì ảnh hưởng của dịch virus Corona sẽ không nặng nề như Việt Nam, nơi xuất khẩu bằng đường biển chiếm tỷ lệ rất thấp. (Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Công ty CP Bagico) Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường Chúng ta không thể trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, có thể là những hỗ trợ tạm thời như khoanh vốn, giảm thuế, mở kênh phân phối…Thế nhưng, về dài hạn chúng ta phải làm căn cơ hơn như đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng… Đó chính là vấn đề căn cơ về thương mại. Ngoài ra là vấn đề phòng chống dịch. Chính những bài học từ Trung Quốc cho chúng ta thấy Việt Nam cần phải thay đổi bài bản về phòng chống dịch bệnh. (TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) P.V (ghi) |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.